Bài tập trắc nghiệm Tiến hóa (phần 5)
Chuyên đề: Tiến hóa
Câu 81: Cặp cơ quan nào dưới đây là cặp cơ quan tương tự?
A. Cánh bướm và cánh chim.
B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở thỏ.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt ở chó, mèo.
D. Chi trước của hổ và tay người.
Câu 82: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đât, sự kiện nào dưới đây không diễn ra trong quá trình tiến hoá hoá học?
A. Từ các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ đơn giản.
B. Hình thành tế bào sơ khai.
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên chuỗi pôlipeptit đơn gian.
D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
Câu 83: Ở những loài sinh sản hữu tính, từ một quần thể ban đầu tách thành hai hay nhiều quần thể khác nhau. Nếu các nhân tố tiến háo đã tạo ra sự phân hoá về vốn gen giữa các quần thể này, thì cơ chế cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ hình thành loài mới?
A. Cách li nơi ở.
B. Cách li tập tính.
C. Cách li địa lí.
D. Cách li sinh sản.
Câu 84: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất?
A. Các sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối gia đoạn tiến hoá sinh học.
B. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay.
C. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học, đã có sự hình thành các đại phân phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.
D. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và axit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
Câu 85: Các ví dụ nào dưới đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
1. Ngựa đực giao phối với lừa cái sinh ra con Bác – đô không có khả năng sinh sản.
2. Phượng ra hoa vào mùa hè, hoa sữa ra hoa vào mùa thu nên chúng không thể giao phấn.
3. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
4. Trứng cóc được thụ tinh bởi tinh trùng ếch nhưng hợp tử không thể phát triển.
Phương án đúng là
A. 1; 3 B. 2; 4. C. 1; 4. D. 2; 3.
Câu 86: Sự hình thành loài mới có xảy ra nhanh ở
A. các loài thực vật có kích thước lớn bởi bởi nhiều loài thực vật có kích thước lớn đã được hình thành qua con đường đa bội hoá.
B. các loài thực vật có kích thước nhỏ, vì các loài cây này thường có chu kì sống ngắn nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao.
C. các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về mặt di truyền, bởi cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dấn đến hình thành loài mới.
D. các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc vì con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hoá có thể tạo thành con lai song nhị bội
Câu 87: Trong các trường hợp sau có bao nhiêu trường hợp cách ly trước hợp tử?
1. Chim sẻ cái không có hứng thú với tiếng hót của chim hoạ mi trống.
2. Nòi chim sẻ châu Á giao phối với nòi chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được.
3. Hoa sen nở vào mùa hè, hoa súng nở vào mùa thu nên cho dù sống cùng một đầm nước chúng cũng không thể giao phấn với nhau.
4. Cấu tạo sinh dục của chuột và voi khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.
Phương án đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 88: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau.
A. Chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính thúc đẩy sự hình thành loài mới.
B. Các biến đổi đồng loạt theo hướng xác định là nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc và tiến hoá.
C. Động lực của CLTN là nhu cầu về thị hiếu phức tạp của con người.
D. Chọn lọc nhân tạo xảy ra nhanh hơn so với CLTN.
Câu 89: Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có nguồn gốc từ các loài sống ở môi trường nước?
A. Phôi trải qua giai đoạn có khe mang.
B. Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn.
C. Bộ não thành 5 phần như não cá.
D. Phôi đều trải qua giai đoạn có dây sống.
Câu 90: Kết quả của tiến hoá trung tính là
A. hình thành loài mới
B. quần thể có tính đa hình cân bằng.
C. phân hoá quần thể cũ thành nhiều quần thể nhỏ.
D. hình thành đặc điểm thích nghi mới.
Câu 91: Theo Kimura, nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá phân tử là
A. sự phát sinh các đột biến trung tính.
B. sự chọn lọc các đột biến gen.
C. sự củng cố các đột biến trung tính.
D. sự phát sinh các dạng đột biến nói chung dưới tác dụng của ngoại cảnh.
Câu 92: Ngày nay, sự sống không xuất hiện theo con đường hoá học nữa vì
A. quá trình tiến hoá của sinh giới ngày càng phức tạp.
B. các loài sinh vật đã rất đa dạng phong phú.
C. thiếu điều kiện về môi trường như trong quá khứ, các chất hữu cơ tổng hợp ngoài cơ thể sống dễ bị vi khuẩn phân huỷ.
D. các chất hữu cơ được tổng hợp theo phương thức sinh học.
Câu 93: Chim thuỷ tổ có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm điêm sau?
1. Kích thước lớn, có nhiều đặc điểm giống bò sát.
2. Kích thước bằng chim bồ câu hiện nay, còn mang nhiều đặc điểm của bò sát.
3. Mang một số đặc điểm của chim như: có lông vũ do vảy sừng biến thành, chi trước biến thành cánh.
4. Leo trèo được trên cây.
Phương án đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 94: Sự sống có thể di cư lên cạn là nhờ
A. hoạt động quang hợp của thực vật tạo ôxi, hình thành lớp ôzôn chắn tia tử ngoại.
B. trên cạn chưa bị chi phối bởi tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. điều kiện khí hậu thuận lợi.
D. xuất hiện cơ quan hô hấp thích nghi với hô hấp trên cạn.
Câu 95: Trong quá trình hình thành sự sống, ôxi phân tử có mặt là do
A. nhờ hoạt động quang hợp của thực vật.
B. có sẵn trong khí quyển nguyên thủy.
C. nhờ các phản ứng hóa học giữa các chất ở bầu khí quyển nguyên thủy.
D. nhờ các phản ứng phân hủy các chất.
Câu 96: Vì sao ở các loài giao phối, tổ chức loài có tính tự nhiên và toàn vẹn hơn ở những loài sinh sản đơn tính hay sinh sản vô tính?
A. Số lượng các kiểu gen ở các loài giao phối rất lớn.
B. Các cá thể của loài giao phối có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản.
C. Các cá thể loài giao phối dễ phát sinh biến dị hơn.
D. Số lượng cá thể ở loài giao phối thường lớn.
Câu 97: Tại sao trong lịch sử tiến hoá, các loài xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước?
A. Kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dể dàng thích nghi với điều kiện sống hơn.
B. Do sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.
C. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất.
D. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.
Câu 98: Vì sao các cơ quan tương đồng có những đặc điểm giống nhau?
A. Vì chúng ở những vị trí tương tự nhau.
B. Vì chúng có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.
C. Vì chúng có chức năng giống nhau.
D. Vì chúng có hình thái tương tự nhau.
Câu 99: Vì sao loài không phải đơn vị tiến hoá cơ bản?
A. Vì loài không tồn tại thực trong không gian.
B. Vì loài không có tính toàn vẹn.
C. Vì loài không có khả năng biến đổi gen.
D. Vì loài gồm nhiều quần thể, có thành phần kiểu gen phức tạp và là hệ thống di truyền kín.
Câu 100: Cá thể không thể là đơn vị tiến hoá vì
A. mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi, cá thể có thể bị chết hoặc mất khả năng sinh sản, đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài.
B. đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài
C. cá thể có thể không xảy ra đột biến nên không tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
D. cá thể không đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
Đáp án
81 | 82 | 83 | 84 | 85 | |||||
86 | 87 | 88 | 89 | 90 | |||||
91 | 92 | 93 | 84 | 95 | |||||
96 | 97 | 98 | 89 | 100 |
Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều