Bài tập trắc nghiệm Ứng dụng di truyền (phần 1)



Chuyên đề: Ứng dụng di truyền

Câu 1: Khi nói về ưu thế lai, nhận định nào dưới đây là chính xác?

A. Khi lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra đời con có ưu thế lai cao.

B. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.

C. Khi lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ưu thế lai cao.

D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình.

Câu 2: Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng cách nào?

A. Gây đột biến nhân tạo.

B. Dung hợp hai tế bào trần của hai loài khác nhau.

C. Giao phối giữa các cá thể có quan hệ huyết thống gần gũi.

D. Giao phối giữa các dòng thuần khác xa nhau về nguồn gốc.

Câu 3: Trong phương pháp tạo ưu thế lai, việc lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần được thực hiện nhằm mục đích gì?

A. Tìm ra tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.

B. Đánh giá vai trò của các gen trong nhóm gen liên kết.

C. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.

D. Xác định được các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 4: Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả trong chọn giống vi sinh vật bởi vì

A. việc xử lí các tác nhân gây đột biến trên vi sinh vật không tốn nhiều công sức và thời gian.

B. vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ phân lập được các dòng đột biến.

C. vi sinh vật rất mẫn cảm với tác nhân gây đột biến.

D. hệ gen của vi sinh vật không có khả năng phục hồi và sửa sai.

Câu 5: Khâu nào dưới đây không nằm trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?

A. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.

B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.

C. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến.

D. Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

Câu 6: Phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra

A. các chủng vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh, tạo sinh khối lớn.

B. chủng penicillium có hoạt tính penicillin tăng gấp 200 lần chủng gốc.

C. chủng vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người.

D. các chủng vi sinh vật không gây bệnh, đóng vai trò làm kháng nguyên.

Câu 7: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng?

A. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.

B. Tạo ra giống mới trong thời gian ngắn.

C. Bảo tồn được một số gen thực vật quý hiếm.

D. Tiết kiệm được diện tích đất sản xuất.

Câu 8: Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là

A. lưỡng bội hóa hạt phấn rồi cho phát triển thành cây.

B. tứ bội hoá các tế bào thu được do lai xa.

C. lai các tế bào sinh dưỡng của hai loài khác nhau.

D. cho tự thụ phấn bắt buộc.

Câu 9: Plasmit là ADN dạng vòng, mạch kép, chúng thường được tìm thấy ở

A. nhân của tế bào nhân thực.

B. nhân của tế bào vi khuẩn.

C. tế bào chất của tế bào vi khuẩn.

D. tế bào chất của tế bào nhân thực.

Câu 10: Một trong những đặc điểm quan trọng của các chủng vi khuẩn khiến chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghệ gen là

A. có phạm vi phân bố rộng.

B. có tốc độ sinh sản nhanh.

C. có tính mẫn cảm với ánh sáng.

D. có khả năng xâm nhập vào tế bào.

Câu 11: Để nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học phải

A. chọn thể truyền có gen đột biến.

B. chọn thể truyền có kích thước lớn.

C. quan sát tế bào dưới kính hiển vi.

D. chọn thể truyền có các gen đánh dấu.

Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Vectơ chuyển gen có thể là plasmit, cũng có thể là thực khuẩn thể lamđa.

B. Việc cắt phân tử ADN trong kĩ thuật chuyển gen được thực hiện nhờ enzim ligaza.

C. Việc nối các đoạn ADN trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp được thực hiện nhờ enzim restrictaza.

D. Vectơ chuyển gen là phân tử ADN tồn tại độc lập trong tế bào nhưng không có khả năng tự nhân đôi.

Câu 13: Khâu nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong công nghệ gen?

A. Tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen.

B. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

C. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.

D. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.

Câu 14: Plasmit được chọn làm vectơ chuyển gen nhờ đặc điểm quan trọng nào dưới đây?

A. Plasmit chỉ tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn.

B. ADN của plasmit có số cặp nuclêôtit ít: từ 8000 – 200000 cặp.

C. Plasmit có khả năng nhân đôi độc lập với vật chất di truyền trong nhân.

D. Plasmit chứa gen mang thông tin di truyền quy định một số tính trạng nào đó.

Câu 15: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm mục đích gì?

A. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ.

B. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn.

C. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ.

D. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống.

Câu 16: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau:

1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây.

2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.

Quy trình tạo giống được diễn ra theo trình tự nào dưới đây?

A. 1 → 2 → 3 → 4.

B. 1 → 3 → 2 → 4.

C. 1 → 3 → 4 → 2.

D. 2 → 3 → 4 → 1.

Câu 17: Điều nào sau đây không đúng?

A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

B. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

C. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường.

D. Bố mẹ truyền cho con kiểu gen chứ không truyền cho con các tính trạng trạng có sẵn.

Câu 18: Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là

A. các tế bào đã được xử lý hoá chất làm tan màng tế bào.

B. các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai.

C. các tế bào sinh dục đã được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục và bị loại bỏ màng sinh chất.

D. các tế bào xôma đã được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng và bị loại bỏ thành tế bào.

Câu 19: Cho các biện pháp sau:

(1): Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.

(2): Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

(3): Gây đột biến đa bội ở cây trồng.

(4): Cấy truyền phôi ở động vật.

(5): Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.

Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp:

A. (2), (4), (5).

B. (1), (4), (5).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (2), (5).

Câu 20: Để tạo ra các giống thuần chủng mang các đặc tính mong muốn (tính kháng thuốc diệt cỏ, kháng sâu bệnh, tính chịu lạnh, tính chịu hạn ), người ta thưởng sử dụng phương pháp

A. dung hợp tế bào trần.

B. nuôi tế bào tạo mô sẹo.

C. nuôi hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.

D. tạo giống bằng chọn lọc dòng tế bào xôma có biến dị.

Đáp án

1 B2D3 A 4 B 5 A
6 C7B8 A 9 C 10 B
11 D12A13 A 14 C 15 B
16 B17C18 D 19 D 20 C

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Bài tập trắc nghiệm

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-ung-dung-di-truyen.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên