Bài tập trắc nghiệm Ứng dụng di truyền (phần 2)
Chuyên đề: Ứng dụng di truyền
Câu 21: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được
A. chủng vi khuẩn E.coli sản xuất somatostatin (loài một loại hoocmôn).
B. chủng nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
C. chủng pênicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
D. chủng vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên.
Câu 22: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 48 nhiễm sắc thể. Người ta lại thấy tại một mô, mỗi tế bào đều có 72 NST. Khả năng lớn nhất là
A. mô đó là một lá non.
B. đó là những tế bào phôi nhũ.
C. đó là một cây thuộc bộ Dương xỉ.
D. đó là một thể khảm trên cây lưỡng bội.
Câu 23: Nhận định nào sau đây về mức phản ứng là sai?
A. Trong sản xuất, tập hợp năng suất của một giống trong điều kiện khác nhau tạo thành mức phản ứng của giống đó.
B. Mức phản ứng là tập hợp kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
C. Mức phản ứng không có khả năng di truyền.
D. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
Câu 24: Cho các thành tựu sau:
(1): Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoại.
(2) : Tạo cừu sản sinh prôtêin người trong sữa.
(3): Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β- carôten trong hạt.
(4): Tạo giống dưa hấu đa bội.
(5): Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R) là R100, HYT 100 có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa Việt Nam lai tạo.
(6): Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng.
(7): Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.
(8): Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
(9): Tạo giống bông kháng sâu hại.
Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ gen?
A. 8 B. 7 C. 6. D. 5.
Câu 25: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cừu Đôly?
A. Cừu Đôly được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ gen.
B. Cừu Đôly có kiểu hình giống hệt cừu cho trứng.
C. Cừu Đôly có giới tính khác với cừu mẹ sinh ra nó.
D. Cừu Đôly được hình thành từ sự kết hợp giữa nhân tế bào tuyến vú và tế bào trứng không nhân.
Câu 26: Khi tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, cây mang kiểu gen nào dưới đây chắc chắn sẽ không bị thoái hoá giống?
A. AaBbCcDd
B. AABBCCDD
C. aaBbCcDD
D. AabbccDd
Câu 27: Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sau có thể tăng lên gấp 500 lần, do đó, để hạn chế ô nhiễm môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng
A. nuôi nhiều chim ăn sâu.
B. chuyển gen gây bệnh cho sâu.
C. chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng.
D. hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.
Câu 28: Khi nói về cách ưu thế lai, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Muốn tạo ưu thế lai cần phải tìm các tổ hợp lai thích hợp.
B. Lai khác dòng luôn tạo ra ưu thế lai.
C. Để tạo ưu thế lai cao thì dòng bố mẹ phải có ưu thế lai cao.
D. Chỉ cần lai khác dòng kép thì con lai luôn có ưu thế lai.
Câu 29: Thao tác nào dưới đây không nằm trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?
A. Lai thể đột biến với dạng ban đầu.
B. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến.
C. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
D. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
Câu 30: Ý nào không đúng đối với vai trò của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng?
A. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
B. Bảo tồn một số nguồn gen của thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống.
D. Tạo ra giống mới.
Câu 31: Điều nào không đúng với quy trình nuôi cấy hạt phấn?
A. Các hạt phấn riêng lẻ có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo trong ống nghiệm thành dòng tế bào đơn bội.
B. Lưỡng bội hoá dòng tế bào đơn bội thành dòng tế bào lưỡng bội rồi cho mọc thành cây lưỡng bội là cách duy nhất để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.
C. Các dòng tế bào đơn bội có các kiểu gen khác nhau thể hiện sự đa dạng của các giao tử do giảm phân tạo ra.
D. Các dòng tế bào có bộ gen đơn bội nên alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình, cho phép chọn lọc in vitro (trong ống nghiệm) ở mức tế bào những dòng có đặc tính mong muốn.
Câu 32: Ưu thế nổi bật của kĩ thuật chuyển gen so với các phương pháp lai truyền thống khác là gì?
A. Tổng hợp được các phân tử ADN lai giữa loài này và loài khác.
B. Dễ thực hiện, thao tác nhanh, tiết kiệm thời gian.
C. Sản xuất được các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.
D. Tạo ra con lai giữa các loài cách xa nhau trong hệ thống phân loại.
Câu 33: Trong tạo giống vật nuôi, người ta thường dùng con đực làm đầu dòng vì
A. sẽ tiết kiệm được lượng giao tử tham gia vào thụ tinh.
B. con đực có khả năng chống chịu tốt hơn con cái.
C. con đực luôn có nhiều gen quý hiếm hơn con cái.
D. quá trình bảo quản và sử dụng tinh trùng diễn ra thuận lợi hơn so với trứng.
Câu 34: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
A. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu.
B. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu.
C. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen.
D. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
Câu 35: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền?
A. Tạo chủng nấm Pênicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
B. Tạo giống bông có khả năng kháng sâu bệnh.
C. Tạo chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin của người.
D. Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân huỷ các vết dầu loang trên biển.
Đáp án
21 | A | 22 | B | 23 | C | 24 | D | 25 | D |
26 | B | 27 | C | 28 | A | 29 | A | 30 | D |
31 | B | 32 | A | 33 | D | 34 | C | 35 | A |
Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:
Bài tập trắc nghiệm
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều