Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 17 Cánh diều

Với Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 17 trong Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT GDCD 7 trang 17.

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 17 Cánh diều

Câu hỏi trang 17 sách bài tập GDCD 7: Em nhận xét thế nào về hành vi lấn chiếm đất Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia trên đường Hồ Chí Minh?

Quảng cáo

Trả lời:

Hành vi lấn chiếm Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia trên đường Hồ Chí Minh là sai, gây mất mỹ quan của khu di tích, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông; đồng thời đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa.

Câu hỏi trang 17 sách bài tập GDCD 7: Nêu được góp ý, em có thể nói gì với những người có hành vi này?

Quảng cáo

Trả lời:

Nếu được góp ý, em sẽ: phân tích cho họ hiểu hậu quả của hành vi lấn chiếm khu di tích lịch sử - văn hóa; những quy định của pháp luật về bảo vệ, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa; đồng thời, đề nghị họ di dời hàng quán ra xa, trả lại cảnh quan vốn có của khu di tích.

Bài tập 12 trang 17 sách bài tập GDCD 7: Em hãy sưu tầm, tìm hiểu và kể lại một di sản văn hóa ở quê mình hoặc ở nơi khác theo gợi ý

- Tên, sự tích (tóm tắt) của di sản văn hóa.

- Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với quê hương, đất nước,

- Tình hình giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Quảng cáo

Trả lời:

(*) Tham khảo: giới thiệu về lễ hội Đền Hùng

- Tên di sản văn hóa: Lễ hội Đền Hùng

- Thông tin cơ bản:

+ Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước.

+ Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng.

+ Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích...

+ Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.

+ Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam.

- Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với quê hương, đất nước:

+ Bồi đắp thêm tinh thần yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

+ Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh Phú Thọ.

+ Tạo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn người dân trên địa bàn và cư dân các vùng lân cận.

+ Quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam tới du khách trong và ngoài nước.

- Tình hình giữ gìn, phát huy truyền thống:

+ Chính quyền địa phương thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch.

+ Người dân địa phương niềm nở, hiếu khách.

+ Thường xuyên thực hiện công tác trùng tu,tôn tạo di tích Đền Hùng.

+ Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Lễ hội đền Hùng.

Bài tập 13 trang 17 sách bài tập GDCD 7Em hãy suru tầm một số câu ca dao, tục ngữ về các lễ hội, các danh lam thắng cảnh, các địa danh gắn với di sản văn hóa của đất nước

Quảng cáo

Trả lời:

- Một số câu ca dao, tục ngữ về các lễ hội, các danh lam thắng cảnh, các địa danh gắn với di sản văn hóa của đất nước:

+ “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”.

+ “Ai đi trẩy hội chùa Hương/ Làm ơn gặp khách thập phương hỏi dùm/ Mớ rau sắng, quả mơ non/ Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng?”.

+ “Bắc Kạn có suối đãi vàng/ Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh”.

+ “Bình Định có núi Vọng Phu// Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh”.

+ “Ngọ Môn năm cửa, chín lầu/ Cột cờ ba bậc, Phu Văn Lân hai tầng”.

+ “Đà Nẵng tàu lớn vào ra/ Hội An phố xá đông người bán buôn”.

Bài tập 14 trang 17 sách bài tập GDCD 7: Là công dân - học sinh, em đã và sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hóa?

Trả lời:

- Để góp phần bảo vệ di sản văn hóa, em cần:

+ Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa

+ Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa tới người thân, bạn bè trong và ngoài nước.

+ Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa

+ …

Lời giải SBT GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải SBT GDCD 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên