Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 25 Cánh diều
Với Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 25 trong Bài 4: Học tập tự giác, tích cực Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT GDCD 7 trang 25.
Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 25 Cánh diều
Câu hỏi trang 25 sách bài tập GDCD 7: Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của bạn H
Trả lời:
Hành vi và việc làm của H thể hiện bạn H chưa có tinh thần tự giác, tích cực học tập.
Câu hỏi trang 25 sách bài tập GDCD 7: Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn H như thế nào?
Trả lời:
Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H nên: hợp tác, làm việc với các bạn trong nhóm với thái độ tích cực, chủ động để có thể hòan thành nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả, đạt kết quả cao.
Câu hỏi trang 25 sách bài tập GDCD 7:
Đoạn hội thoại: Nhóm của Lan thảo luận về chủ đề học tập tự giác, tích cực, Một vài ý kiến được đưa ra như sau:
Lan: Tớ cho rằng hòan thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao là học tập tự giác, tích cực.
Mai: Nói như Lan cũng đúng nhưng chưa đủ, mình nghĩ là chúng ta còn cần phải vận dụng những điều thầy cô dạy vào trong cuộc sống nữa. Đó mới là ý nghĩa thực sự của việc học tập.
Hưng: Mình thấy ngày nào cũng có đống bài tập, khi nào thầy cô, bố mẹ nhắc nhở mình hòan thành cũng không sao.
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến của bạn Lan và Mai, vì: việc hòan thành bài tập về nhà và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống đều là những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
- Em không đồng tình với ý kiến của Hưng, vì: đó là biểu hiện của tính lười nhác, ỷ lại, thiếu nỗ lực trong học tập.
Câu hỏi trang 25 sách bài tập GDCD 7:
Đoạn hội thoại: Nhóm của Lan thảo luận về chủ đề học tập tự giác, tích cực, Một vài ý kiến được đưa ra như sau:
Lan: Tớ cho rằng hòan thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao là học tập tự giác, tích cực.
Mai: Nói như Lan cũng đúng nhưng chưa đủ, mình nghĩ là chúng ta còn cần phải vận dụng những điều thầy cô dạy vào trong cuộc sống nữa. Đó mới là ý nghĩa thực sự của việc học tập.
Hưng: Mình thấy ngày nào cũng có đống bài tập, khi nào thầy cô, bố mẹ nhắc nhở mình hòan thành cũng không sao.
Theo em, làm thế nào để mỗi học sinh có thể tự giác, tích cực hòan thành các nhiệm vụ học tập của mình?
Trả lời:
Theo em, để mỗi học sinh có thể tự giác, tích cực hòan thành các nhiệm vụ học tập, chúng ta cần:
+ Trò chuyện, trao đổi để giúp các bạn học sinh hiểu được vai trò và tác dụng của việc học tập tự giác, tích cực.
+ Nêu những tấm gương về học tập tự giác, tích cực để từ đó giúp khơi gợi sự ngưỡng mộ và quyết tâm học tập của các bạn học sinh.
+ Giúp đỡ các bạn học sinh xây dựng những kế hoạch học tập phù hợp với năng lực, mục tiêu của từng bạn.
+ Thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với lứa tuổi học sinh.
+ Tiếp cận kiến thức, học tập thông qua các trò chơi
+ …
Bài tập 8 trang 25 sách bài tập GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, học sinh không nên tham gia vào các nhiệm vụ học tập chung của nhóm vì như vậy sẽ làm mất đi sự tự giác của mỗi cá nhân.
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?
Trả lời:
- Em không đồng tình với ý kiến trên, vì: khi học sinh tham gia vào các nhiệm vụ học tập chung của nhóm sẽ nhận được nhiều lợi ích, như:
+ Giúp mỗi cá nhân học sinh nhận ra được điểm mạnh – điểm yếu của bản thân.
+ Rèn luyện tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, kĩ năng giao tiếp
+ Tăng khả năng tư duy, phản biện
+ Củng cố mối quan hệ gần gũi, gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong hóm
+ Kết quả học tập sẽ tốt hơn, tiến bộ hơn.
Bài tập 9 trang 25 sách bài tập GDCD 7: Hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về học tập tự giác, tích cực và viết một đoạn văn ngắn chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn mà em tâm đắc nhất.
Trả lời:
- Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về học tập tự giác, tích cực:
+ “Học, học nữa, học mãi”.
+ “Bảy mươi còn học bảy mốt”.
+ “Có học mới biết, có đi mới đến”.
+ “Học khôn đến chế, học nết đến già”.
- Chia sẻ hiếu biết về câu danh ngôn “học, học nữa,học mãi” của Lê-nin:
+ “Học, học nữa,học mãi” có nghĩa là: học liên tục, không ngừng nghỉ, học trong suốt cuộc đời.
+ Phải học cả đời vì kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng rộng lớn và luôn thay đổi, phát triển. Cái mới hôm nay có thể trở thành cái cũ của ngày mai. Do đó, phải luôn học tập để không trở thành người lạc hậu, để bắt kịp với nền văn minh nhân loại.
Bài tập 10 trang 25 sách bài tập GDCD 7Em hãy kể lại một tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết và chia sẻ theo gợi ý
- Tóm tắt về tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết.
- Những biểu hiện cụ thể của học tập tự giác, tích cực của tấm gương đó là gì?
- Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Kể về tấm gương học tập tự giác, tích cực
+ Bác Hồ là tấm gương sáng về tinh thần tự học, đặc biệt là học ngoại ngữ trong suốt hành trình tìm đường cứu nước. Nhờ tích cực, tự giác học, Bác có thể nói được một số tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc…. Kết quả đó chính là nhờ vào sự rèn luyện không ngừng bằng việc tự học với một tinh thần cầu tiến, lòng quyết tâm cao và phương pháp đúng.
+ Hồi làm phụ bếp trên tàu Đô đốc La-tut-sơ Tê-rê-vin chạy trên tuyến đường từ Sài Gòn sang Pháp, mỗi ngày Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối mới xong. Dù mệt, Bác vẫn cố tự học thêm hai giờ nữa, trong khi những người bạn khác thì đi ngủ hoặc đánh bài. Khi học, những từ nào không hiểu, Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp giảng lại cho. Bác còn nghĩ ra cách học độc đáo là mỗi một ngày viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học. Khi làm việc ở Luân Đôn, Người thường mang sách, bút ra vườn hoa học vào buổi sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày. Ngày cuối tuần được nghỉ, Bác đến học tiếng Anh với một giáo sư người Ý. Và tới bất kì nước nào, Bác đều tự học tiếng nước ấy.
Yêu cầu số 2: Những biểu hiện cụ thể của học tập tự giác, tích cực
+ Khi còn làm phụ bếp trên tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin, sau giờ làm việc, dù rất mệt nhưng Bác vẫn dành 2 tiếng để học ngoại ngữ; Khi gặp những từ nào không hiểu, Bác nhờ các thủy thủ người Pháp giảng lại cho; mỗi này, Bác viết 10 từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học.
+ Khi đến bất kì nước nào, Bác đều tự học tiếng nước ấy.
Yêu cầu số 3: Em học tập được đức tính tự giác, tích cực học tập từ tấm gương Bác Hồ.
Lời giải SBT GDCD 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
SBT Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
SBT Giáo dục công dân 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải SBT GDCD 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều