Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 9 Cánh diều

Với Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 9 trong Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT GDCD 7 trang 9.

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 9 Cánh diều

Câu hỏi trang 9 sách bài tập GDCD 7:

Tấm gương học tập thời xưa

Sử sách nước ta đã lưu danh một người học trò nghèo với tinh thần hiếu học đã đỗ đầu 3 kì thi. Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909).

Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kì hiếu học. Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khoá trên và thuộc làu làu từng bài một. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút để cho cậu bé học hành, không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa. Từ đó Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hằng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ, một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang. Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học của cậu gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học, cậu bé Nguyễn Khuyển đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ, đêm mờ. Trong một buổi học dưới ánh trăng giữa trời thu, thấy lá vàng rơi lả tả, cậu đã nảy ra ý định đốt lá dùng ánh lửa để đọc sách. Từ lòng hiếu học và ham học hỏi, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.

Tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến là biểu hiện của truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của truyền thống đó trong câu chuyện.

Quảng cáo

Trả lời:

- Tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến là biểu hiện của truyền thống hiếu học.

- Biểu hiện cụ thể:

+ Nguyễn Khuyến hằng ngày đều chăm chỉ học tập.

+ Nguyễn Khuyến đọc sách dưới ánh trăng (vào những đêm trăng tỏ).

+ Vào những đêm trăng mờ, Nguyễn Khuyến đốt lá dùng ánh lửa để đọc sách.

Câu hỏi trang 9 sách bài tập GDCD 7:

Sử sách nước ta đã lưu danh một người học trò nghèo với tinh thần hiếu học đã đỗ đầu 3 kì thi. Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909).

Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kì hiếu học. Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khoá trên và thuộc làu làu từng bài một. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút để cho cậu bé học hành, không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa. Từ đó Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hằng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ, một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang. Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học của cậu gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học, cậu bé Nguyễn Khuyển đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ, đêm mờ. Trong một buổi học dưới ánh trăng giữa trời thu, thấy lá vàng rơi lả tả, cậu đã nảy ra ý định đốt lá dùng ánh lửa để đọc sách. Từ lòng hiếu học và ham học hỏi, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.

Em rút ra bài học gì cho bản thân từ tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến?

Quảng cáo

Trả lời:

Bài học cho bản thân:

- Luôn nỗ lực, chăm chỉ học tập.

- Kiên trì, cố gắng vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu học tập.

Câu hỏi trang 9 sách bài tập GDCD 7: Truyền thống nào của quê hương Lan được nói đến trong thông tin? Truyền thống này mang lại điều gì cho quê hương Lan?

Quảng cáo

Trả lời:

- Đoạn thông tin trên đề cập đến nghề truyền thống (sản xuất, chế tác đồ lưu niệm) và sự hiếu khách của quê hương Lan.

- Truyền thống này giúp cho:

+ Người dân trong địa phương có thêm thu nhập.

+ Hình ảnh đẹp của quê hương Lan luôn được lưu giữ trong tâm trí của khách du lịch.

Câu hỏi trang 9 sách bài tập GDCD 7: Nếu là Lan, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống đó?

Quảng cáo

Trả lời:

Nếu là Lan, để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống đó, em sẽ:

+ Trân trọng nghề truyền thống của địa phương.

+ Học hỏi, rèn luyện kĩ năng nghề từ những nghệ nhân ở trong làng.

+ Tích cực quảng bá hình ảnh của địa phương tới bạn bè trong và ngoài nước (thông qua các trang mạng xã hội, như: Facebook; Youtube; TikTok…)

Lời giải SBT GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải SBT GDCD 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên