Giải SBT Hóa học 10 trang 51 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 51 trong Bài 18: Ôn tập chương 5 Sách bài tập Hóa 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 51.

Giải SBT Hóa học 10 trang 51 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài 18.13 trang 51 SGK Hóa học 10: Cho 1,5 g bột Mg (dư) vào 100 mL dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn, nhiệt độ dung dịch tăng lên 8,3oC. Biết nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/g.K, hãy tính nhiệt lượng của phản ứng.

Lời giải:

Phản ứng xảy ra:

Mg(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2(g)

Số mol HCl = 0,1 mol

Q = m.c.∆T = 100.4,2.8,3 = 3486 (J)

0,1 mol HCl phản ứng tỏa ra nhiệt lượng là 3486 (J)

2 mol HCl phản ứng tỏa ra nhiệt lượng là:

⇒ ∆H = 2.34860,1=69720(J)=69,72(kJ)

Bài 18.14 trang 51 SGK Hóa học 10: >Một người thợ xây trong một buổi sáng kéo được 500 kg vật liệu xây dựng lên tầng cao 10 m. Để bù vào năng lượng đã tiêu hao, người đó cần uống cốc nước hòa tan m g glucose. Biết nhiệt tạo thành của glucose (C6H12O6), CO2 và H2O lần lượt là -1271, -393,5 và -285,8 kJ/mol. Giá trị của m là

Quảng cáo


A. 31,20

B. 3,15

C. 0,32

D. 314,70

Lời giải:

C6H12O6(l) + 6O2(g) → 6CO2(g) + 6H2O(l)

ΔrH298o = 6. ΔfH298o (CO2) + 6. ΔfH298o(H2O) - ΔfH298o(C6H12O6) – 6. ΔfH298o(O2)

ΔrH298o = 6.(-393,5) + 6.(-285,8) – (-1271) – 6.0 = -2804,8 (kJ)

Năng lượng người thợ tiêu hao = 500.9,8.10 = 49 000 (J) = 49 (kJ)

Khối lượng glucose cần nạp = 49.1802804,8=3,15(g)

Bài 18.15 trang 51 SGK Hóa học 10: Cho 16,5 g Zn vào 500 g dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được có nhiệt độ tăng thêm 5oC. Xác định nhiệt lượng của phản ứng giữa Zn và HCl trong dung dịch. (Giả thiết không có sự thất thoát nhiệt ra ngoài môi trường, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K)).

Quảng cáo

Lời giải:

Nhiệt lượng của dung dịch nhận là:

Q = m.C.∆T  = 500.4,4.5 = 10 500 (J) = 10,5 (kJ).

Phản ứng hóa học xảy ra:

Zn(s) + 2HCl(aq) → ZnCl2(aq) + H2(g)

Số mol HCl = 0,5 mol; số mol Zn = 0,254 mol

⇒ HCl hết, Zn phản ứng 0,25 mol

Nhiệt phản ứng là: ∆rH = 10,50,25=42(kJ)

Bài 18.16 trang 51 SGK Hóa học 10: Cho phản ứng sau:

CH≡CH(g) + H2(g) → CH3-CH3(g)

Năng lượng liên kết (kJ.mol-1) của H-H là 436, của C-C là 347, của C-H là 414 và của C≡C là 839. Tính nhiệt (∆H) của phản ứng và cho biết phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt.

Lời giải:

∆H = 2E(C-H) + E(C≡C) + 2E(H-H) – 6E(C-H) – E(C-C)

∆H = (2.414) + 839 + (2.436) – (6.414) – 347 = -292 (kJ/mol) < 0

⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

Quảng cáo

Bài 18.17 trang 51 SGK Hóa học 10: Cho các phản ứng sau:

(1) 2H2S(g) + SO2(g) → 2H2O(g) + 3S(s)    ΔrH2980 = -237 kJ

(2) 2H2S(g) + O2(g) → 2H2O(g) + 2S(s)        ΔrH2980 = -530,5 kJ

a) Cùng một lượng hydrogen sulfide chuyển thành nước và sulfur thì tại sao nhiệt phản ứng (1) và (2) lại khác nhau.

b) Xác định ΔrH2980 của SO2 từ 2 phản ứng trên.

Lời giải:

a) Phản ứng (1) cần tiêu hao 1 nhiệt lượng để tách SO2 ra thành S và O2 nên tỏa nhiệt lượng ít hơn so với phản ứng (2).

b) Với nhiệt tạo thành chuẩn của đơn chất bằng 0 ta có:

ΔrH2980(1) = 2. ΔfH298o(H2O) – 2. ΔfH298o(H2S) - ΔfH298o(SO2) = -237 (kJ)

ΔrH2980(2) = 2. ΔfH298o(H2O) – 2. ΔfH298o(H2S) = -530,5 (kJ).

ΔrH2980(2) - ΔrH2980(1) = ΔfH298o(SO2) = -530,5 – (-237) = - 293,5 (kJ).

Bài 18.18 trang 51 SGK Hóa học 10: Rót 100 mL dung dịch HCl 1 M ở 27oC vào 100 mL dung dịch NaHCO3 1 M ở 28oC. Sau phản ứng, dung dịch thu được có nhiệt độ là bao nhiêu?

Biết nhiệt tạo thành của các chất được cho trong bảng sau:

Chất

HCl(aq)

NaHCO3(aq)

NaCl(aq)

H2O(l)

CO2(g)

rH (kJ/mol)

-168

-932

-407

-286

-392

 

Lời giải:

Phản ứng xảy ra:

HCl(aq) + NaHCO3(aq) →  NaCl(aq) + H2O(l) + CO2(g)

∆H = ΔfH298o(NaCl) +ΔfH298o(H2O) + ΔfH298o(CO2) - ΔfH298o(HCl) - ΔfH298o(NaHCO3)

∆H = (-407) + (-286) + (-392) – (-168) – (-932) = 15 (kJ) > 0

⇒ Phản ứng thu nhiệt.

Số mol HCl = số mol NaHCO3 = 0,1 mol

⇒ Q = 0,1.15 = 1,5 (kJ)

Nhiệt độ giảm đi: ∆T = 1,5.103200.4,2=1,8oC

⇒ Nhiệt độ cuối cùng là: 28 – 1,8 = 26,2oC

Bài 18.19 trang 51 SGK Hóa học 10: >Trộn 50 mL dung dịch NaCl 0,5 M ở 25oC với 50 mL dung dịch AgNO3 0,5M ở 26oC. Khuấy đều dung dịch và quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ tăng lên cao nhất là 28oC. Tính nhiệt của phản ứng.

Lời giải:

Khi trộn hai dung dịch, nhiệt độ trước phản ứng là: 25+262=25,5oC

Nhiệt lượng tỏa ra là:

Q = m.c.∆T  = (50 + 50).4,2,(28 – 25,5) = 1050 (J)

Phản ứng xảy ra:

AgNO3(aq) + NaCl(aq) → AgCl(s) + NaNO3(aq)

Số mol AgNO3 = số mol NaCl = 0,5.501000=0,025

⇒ ∆H = 10500,025=42000J=42(kJ)

Bài 18.20 trang 51 SGK Hóa học 10: >Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có lẫn methanol (CH3OH). Đốt cháy 10 g cồn X tỏa ra nhiệt lượng 291,9 kJ. Xác định phần trăm tạp chất methanol trong X biết rằng:

CH3OH(l) + 32O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l)              ∆H = -716 kJ/mol

C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l)            ∆H = -1370 kJ/mol

Lời giải:

Gọi số mol CH3OH và C2H5OH trong 10 g X lần lượt là a và b.

Ta có: 32a + 46b = 10      (I)

Và 716a + 1370b = 291,9          (II)

Giải hệ (I) và (II), ta được: a = 0,025; b = 0,2.

⇒ Khối lượng CH3OH là: 32.0,025 = 0,8 g

⇒ Phần trăm tạp chất methanol trong X bằng 0,810.100%=8%

Lời giải SBT Hóa 10 Bài 18: Ôn tập chương 5 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên