Thực hiện các thí nghiệm sau trang 102 Sách bài tập Hóa học 12

Sách bài tập Hóa học 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Chân trời sáng tạo

Câu 16.5 trang 102 Sách bài tập Hóa học 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.

(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

(3) Ngâm lá sắt được cuộn dây đồng trong dung dịch HCl.

(4) Đặt một vật làm bằng gang ngoài không khí ẩm trong nhiều ngày.

(5) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá gồm (1), (3) và (4). Giải thích:

(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3 xảy ra phản ứng theo phương trình hoá học: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Ag sinh ra bám trên Cu, đảm bảo đủ điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá: Hai kim loại khác nhau (Cu, Ag), tiếp xúc trực tiếp và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li (dung dịch AgNO3).

(3) Ngâm lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl:

Hai kim loại khác nhau (Cu, Fe), tiếp xúc trực tiếp và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li (dung dịch HCl).

(4) Đặt một vật làm bằng gang ngoài không khí ẩm trong nhiều ngày: Hai điện cực khác nhau (Fe, C), tiếp xúc trực tiếp và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li (không khí ẩm).

Quảng cáo

Lời giải SBT Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên