Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 27 Kết nối tri thức
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 27 trong Bài 7: Hoá trị và công thức hoá học Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 27.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 27 Kết nối tri thức
Bài 7.7 trang 27 sách bài tập KHTN 7: Hình 7 mô tả phân tử khí methane CH4.
a) Trong hợp chất này, nguyên tử C sử dụng bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng của nó để tạo các liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử H?
A. 2.
B. 4.
C. 8.
D. 10.
b) Cho biết mỗi một cặp electron dùng chung giữa nguyên tử C và nguyên tử H tương ứng với một liên kết cộng hóa trị, thì nguyên tử C tạo được bao nhiêu liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử H?
A. 2.
B. 4.
C. 8.
D. 10.
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: B
Trong hợp chất CH4, nguyên tử C sử dụng 4 electron ở lớp ngoài cùng của nó để tạo các liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử H.
b) Đáp án đúng là: B
Nguyên tử C tạo được 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử H.
Bài 7.8 trang 27 sách bài tập KHTN 7: Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố C, Si trong các hợp chất sau:
a) CCl4, biết trong hợp chất này Cl có hóa trị I.
b) SiO2, biết trong hợp chất này O có hóa trị II.
Lời giải:
a) Gọi hóa trị của C là x ta có: x.1 = I.4 ⇒ x = IV.
Vậy C có hóa trị IV, trong hợp chất CCl4.
b) Gọi hóa trị của Si là y ta có: y.1 = II.2 ⇒ x = IV.
Vậy Si có hóa trị IV, trong hợp chất SiO2.
Bài 7.9 trang 27 sách bài tập KHTN 7: Hãy viết công thức hóa học và gọi tên của hợp chất được tạo thành từ sự kết hợp giữa các đơn chất sau:
a) sắt và chlorine, biết trong hợp chất này sắt hóa trị III và chlorine hóa trị I.
b) natri và oxygen, biết natri hóa trị I và oxygen hóa trị II.
c) hydrogen và fluorine, biết hydrogen hóa trị I và fluorine hóa trị I.
d) kali và chlorine, biết kali hóa trị I và chlorine hóa trị I.
e) calcium, carbon và oxygen, biết calcium hóa trị II và nhóm nguyên tử CO3 có hóa trị II.
Lời giải:
a) Công thức chung: FexCly
Theo quy tắc hóa trị: x.III = y.I
Chuyển biểu thức thành tỉ lệ:
Lấy x = 1, y = 3 hợp chất là FeCl3: iron(III) chloride.
b) Công thức chung: NaxOy
Theo quy tắc hóa trị: x.I = y.II
Chuyển biểu thức thành tỉ lệ:
Lấy x = 2, y = 1 hợp chất là Na2O: sodium oxide.
c) Công thức chung: HxFy
Theo quy tắc hóa trị: x.I = y.I
Chuyển biểu thức thành tỉ lệ:
Lấy x = 1, y = 1 hợp chất là HF: hydrogen fluorine.
d) Công thức chung: KxCly
Theo quy tắc hóa trị: x.I = y.I
Chuyển biểu thức thành tỉ lệ:
Lấy x = 1, y = 1 hợp chất là KCl: potassium chloride.
e) Công thức chung: Cax(CO3)y
Theo quy tắc hóa trị: x.II = y.II
Chuyển biểu thức thành tỉ lệ:
Lấy x = 1, y = 1 hợp chất là CaCO3: calcium carbonate.
Bài 7.10 trang 27 sách bài tập KHTN 7: Sử dụng thông tin ở Bảng hóa trị thường gặp của một số nguyên tố hóa học (Bảng 7.2 trang 43 SGK), hãy viết công thức hóa học của:
a) copper(I) oxide, (hợp chất hai nguyên tố giữa Cu và O, trong đó Cu có hóa trị I).
b) zinc phosphate (hợp chất chứa Zn liên kết với nhóm nguyên tử PO4).
c) calcium carbonate (hợp chất chứa Ca liên kết với nhóm nguyên tử CO3).
d) sodium hydroxide (hợp chất chứa Na liên kết với nhóm nguyên tử OH).
Lời giải:
a) Oxygen có hóa trị II.
Công thức chung: CuxOy
Theo quy tắc hóa trị: x.I = y.II
Chuyển biểu thức thành tỉ lệ:
Lấy x = 2, y = 1 hợp chất copper(I) oxide có công thức là Cu2O.
b) Zinc có hóa trị II, nhóm PO4 có hóa trị III.
Công thức chung: Znx(PO4)y.
Theo quy tắc hóa trị: x.II = y.III
Chuyển biểu thức thành tỉ lệ:
Lấy x = 3, y = 2 hợp chất zincphosphate: Zn3(PO4)2.
c) Calcium có hóa trị II, nhóm CO3 có hóa trị II.
Công thức chung: Cax(CO3)y.
Theo quy tắc hóa trị: x.II = y.II
Chuyển biểu thức thành tỉ lệ:
Lấy x = 1, y = 1 hợp chất calcium carbonate: CaCO3.
d) Sodium có hóa trị I, nhóm OH có hóa trị I.
Công thức chung: Nax(OH)y.
Theo quy tắc hóa trị: x.I = y.I
Chuyển biểu thức thành tỉ lệ:
Lấy x = 1, y = 1 hợp chất sodium hydroxide: NaOH.
Bài 7.11 trang 27 sách bài tập KHTN 7: Hãy tính hóa trị của đồng và sắt trong các hợp chất sau: Cu(OH)2, Fe(NO3)3. (Biết hóa trị của nhóm OH là I và của nhóm NO3 là I).
Lời giải:
- Xét hợp chất Cu(OH)2, gọi hóa trị của Cu là x ta có: x.1 = I.2 ⇒ x = II.
Vậy trong Cu(OH)2 hóa trị của Cu là II.
Xét hợp chất Fe(NO3)3, gọi hóa trị của Fe là y ta có: y.I = I.3 ⇒ y = III.
Vậy hóa trị của Fe trong Fe(NO3)3 là III.
Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 7: Hoá trị và công thức hoá học Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập KHTN 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT