Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 44 Kết nối tri thức
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 44 trong Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 44.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 44 Kết nối tri thức
Bài 15.1 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng, gồm:
A. pin quang điện, bóng đèn LED, dây nối.
B. đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.
C. đèn pin, pin quang điện, bóng đèn LED.
D. pin quang điện, dây nối.
Trả lời
Đáp án đúng là: B
Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng, gồm: đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.
Bài 15.2 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành
A. điện năng.
B. nhiệt năng.
C. hóa năng.
D. cơ năng.
Trả lời
Đáp án đúng là: A
Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành điện năng.
Bài 15.3 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết
A. màu sắc của ánh sáng.
B. hướng truyền của ánh sáng.
C. tốc độ truyền ánh sáng.
D. độ mạnh yếu của ánh sáng.
Trả lời
Đáp án đúng là: B
Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết hướng truyền của ánh sáng.
Bài 15.4 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, trên bức tường có một lỗ thủng nhỏ (Hình 15.2). Ở bên này bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng nào để nhìn thấy mục tiêu?
A. Từ P đến M.
B. Từ M đến N.
C. Từ M đến Q.
D. Từ P đến N.
Trả lời
Đáp án đúng là: B
- Từ A, kẻ các tia sáng truyền thẳng qua lần lượt các vị trí N và Q. Ta thấy đường truyền từ A tới N đi qua lỗ thủng nhỏ trên bức tường nên ta có thể thấy được A khi quan sát ở điểm N.
- Từ B, kẻ các tia sáng truyền thẳng qua lần lượt các vị trí P và M. Ta thấy đường truyền từ B tới M đi qua lỗ thủng nhỏ trên bức tường nên ta có thể thấy được B khi quan sát ở điểm M.
Vậy muốn quan sát mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng từ M đến N.
Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập KHTN 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT