Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 47 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 47 trong Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 47.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 47 Kết nối tri thức

Bài 17.1 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chỉ ra phát biểu sai.

Ảnh của vật qua gương phẳng

A. là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật.

B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.

C. là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.

D. là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

Trả lời

Quảng cáo

Đáp án đúng là: B

B sai vì Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật.

Bài 17.2 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cần bố trí gương phẳng như thế nào để có ảnh ngược chiều với vật?

Trả lời

Quảng cáo

Để có ảnh ngược chiều vật ta cần đặt gương vuông góc với vật, như hình minh họa sau:

Cần bố trí gương phẳng như thế nào để có ảnh ngược chiều với vật?

Bài 17.3 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một vật nhỏ dạng mũi tên AB đặt trước một gương phẳng cho ảnh A’B’ như Hình 17.1 Em hãy vẽ Hình 17.1 vào vở và chỉ ra vị trí của gương phẳng bằng hình vẽ.

Một vật nhỏ dạng mũi tên AB đặt trước một gương phẳng cho ảnh A’B’ như Hình 17.1

Trả lời

Quảng cáo

Vận dụng tính chất ảnh đối xứng với vật qua gương thì khoảng cách từ các điểm trên vật tới gương bằng khoảng cách từ các ảnh của điểm trên vật tới gương. Do đó, vị trí gương phẳng G thỏa mãn: MB = MB’ và NA = NA’.

Một vật nhỏ dạng mũi tên AB đặt trước một gương phẳng cho ảnh A’B’ như Hình 17.1

Bài 17.4 trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một người đặt mắt tại điểm M trước một gương phẳng để quan sát ảnh của bức tường phía sau lưng (Hình 17.2).

Một người đặt mắt tại điểm M trước một gương phẳng để quan sát ảnh của bức tường phía sau lưng (Hình 17.2)

a) Vẽ hình chỉ ra khoảng PQ trên tường mà người đó quan sát được.

b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên hay giảm đi?

Trả lời

Quảng cáo

a) Để quan sát được ảnh của vật qua gương thì tia sáng tới xuất phát từ vật, chiếu vào gương phải cho tia sáng phản xạ đi vào mắt người quan sát.

Các bước vẽ hình:

+ Vẽ hai tia giới hạn của chùm phản xạ chiếu vào mắt (hai tia đi qua mép trên và mép dưới của gương) ta được IM và EM.

+ Kéo dài hai tia sáng phản xạ IM và EM cắt đường thẳng đối xứng với tường tại P’ và Q’.

+ Từ P’ và Q’ lần lượt dựng đường thẳng vuông góc với tường và cắt tường lần lượt ở P và Q.

Từ đó xác định được P (giới hạn trên) và Q (giới hạn dưới) mà mắt còn quan sát được qua gương.

Một người đặt mắt tại điểm M trước một gương phẳng để quan sát ảnh của bức tường phía sau lưng (Hình 17.2)

b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên do góc tạo bởi hai tia giới hạn của chùm phản xạ chiếu vào mắt mở rộng hơn.

Bài 17.5* trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một người khi tư vấn lắp gương cho một cửa hàng quần áo, đã nói rằng: “Muốn soi được toàn thân cần lắp gương phẳng có chiều cao tối thiểu bằng 12chiều cao cơ thể”. Người đó nói đúng không? Em hãy giải thích câu trả lời của mình.

Trả lời

Người đó nói đúng.

Giải thích: Để soi được đỉnh đầu Đ thì tia sáng tới từ Đ qua mép gương O1 cho tia sáng phản xạ qua mắt M. Để soi được bàn chân C thì tia sáng tới từ C qua mép gương O2 cho tia sáng phản xạ qua mắt M.

Một người khi tư vấn lắp gương cho một cửa hàng quần áo, đã nói rằng

O1O2 = EM + MF = MD2+MC2=DC2

Như vậy muốn soi được toàn thân cần lắp gương phẳng có chiều cao tối thiểu bằng 12chiều cao cơ thể.

Đáp số trên không phụ thuộc vào khoảng cách từ người đến gương phẳng.

Bài 17.6* trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một người cao 1,60 m, đứng cách một vũng nước nhỏ trên mặt sân 2 m, nhìn thấy ảnh của đỉnh một cột điện qua vũng nước. Khoảng cách từ vũng nước đến cột điện là 10 m (theo đường thẳng đi qua chỗ người đó đứng và vũng nước). Sử dụng thước học tập có ĐCNN đến 1 mm, chọn tỉ xích 1 cm ứng với 1 m, em hãy vẽ hình biểu diễn hiện tượng trên, từ đó xác định chiều cao cột điện. Coi mắt cách đỉnh đầu 10 cm.

Trả lời

Vũng nước nhỏ tương tự như một gương phẳng G, mắt nhìn thấy ảnh Đ’ của đỉnh Đ của cột điện qua gương.

- Ta vẽ hình như sau:

+ Dựng GC = 2 cm biểu diễn khoảng cách 2 m từ vũng nước G đến chân người quan sát.

+ Dựng CM = 1,5 cm biểu diễn khoảng cách từ chân đến mắt M 1,50 m. Nối GM được tia sáng phản xạ chiếu vào mắt.

+ Dựng GA = 10 cm biểu diễn khoảng cách 10 m từ vũng nước đến chân cột điện A.

+ Từ A vẽ đường thẳng đứng vuông góc với GC. Kéo dài tia sáng phản xạ GM cắt đường thẳng đứng qua A tại Đ’, Đ’ là ảnh của đỉnh cột điện.

+ Lấy Đ đối xứng với Đ’ qua A. Đ là đỉnh cột điện. Nối ĐG được tia tới.

Một người cao 1,60 m, đứng cách một vũng nước nhỏ trên mặt sân 2 m, nhìn thấy ảnh của đỉnh một cột điện qua vũng nước

- Đo khoảng cách AĐ trên hình vẽ, với tỉ xích đã chọn, suy ra được chiều cao cột điện là 7,5 m.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập KHTN 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên