Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 52 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 52 trong Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 52.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 52 Kết nối tri thức

Bài 20.4 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” các câu dưới đây nói về nam châm điện.

STT

Nói về nam châm điện

Đánh giá

1

Nam châm điện chỉ gồm một ống dây dẫn.

Đúng

Sai

2

Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.

Đúng

Sai

3

Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.

Đúng

Sai

4

Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.

Đúng

Sai

Trả lời

Quảng cáo

1 – Sai vì nam châm điện được cấu tạo gồm một sợi dây điện dài được làm bằng đồng quấn xung quanh lõi sắt.

2 – Đúng

3 – Sai vì từ trường của nam châm điện bị mất ngay sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.

4 – Đúng.

Bài 20.5 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây như Hình 20.2.

Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây như Hình 20.2

Trả lời

Quảng cáo

Ta thấy nam châm điện và kim nam châm đang hút nhau nên đầu A là cực Bắc (N), đầu B là cực Nam (S).

Bài 20.6 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một kim nam châm đặt trước đầu ống dây của nam châm điện (Hình 20.3). Đổi chiều dòng điện chạy trong ống dây có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.

Một kim nam châm đặt trước đầu ống dây của nam châm điện (Hình 20.3)

Trả lời

Quảng cáo

Đổi chiều dòng điện chạy trong ống dây thì nam châm điện đổi cực, khi đó kim nam châm quay 1800, cực Nam (S) của kim quay về phía đầu ống dây.

Bài 20.7* trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7: Dòng điện chạy vào động cơ điện thường rất lớn, có khi đến hàng nghìn ampe. Nếu để công tắc điện trực tiếp ở mạch điện này thì rất nguy hiểm, cho nên người ta dùng rơle điện từ. Hình 20.4 là sơ đồ mô tả ứng dụng của rơle điện từ: 1 – nam châm điện; 2 – thanh thép đàn hồi; 3 – công tắc điện; 4 – lò xo; 5 – động cơ điện. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này.

Dòng điện chạy vào động cơ điện thường rất lớn, có khi đến hàng nghìn ampe

Trả lời

Quảng cáo

Đóng khóa điện K, ống dây trở thanh nam châm điện (1) do có dòng điện chạy qua, từ trường của nam châm điện hút thanh thép đàn hồi (2) làm công tắc điện (3) đóng và có dòng điện chạy vào động cơ điện (5).

Muốn động cơ ngừng hoạt động thì ngắt khóa điện đầu vào, ống dây không có dòng điện chạy qua nữa thì không còn là nam châm điện và bị mất từ tính, lò xo (4) kéo thanh thép lên làm công tắc (3) ngắt điện chạy vào động cơ, động cơ ngừng hoạt động.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập KHTN 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên