Giải SBT Lịch sử 7 trang 19 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Lịch sử 7 trang 19 trong Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Sách bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch Sử 7 trang 19.

Giải SBT Lịch sử 7 trang 19 Kết nối tri thức

Bài tập 1: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?

A. 2 500 năm TCN.

B. 1 500 năm TCN.

C. Cuối thế kỉ III TCN.

D. Đầu thế kỉ IV.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đầu thế kỉ IV, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta (SGK - trang 30)

Câu 1.2 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN - thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều

A. Gúp-ta.

B. Đê-li.

C. Mô-gôn.

D. Hác-sa.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN - thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều Gúp-ta (SGK - trang 30)

Câu 1.3 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược vào

A. giữa thế kỉ XVIII.

B. cuối thế kỉ XVIII.

C. giữa thế kỉ XIX.

D. cuối thế kỉ XIX.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược vào giữa thế kỉ XIX (SGK - trang 32)

Câu 1.4 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì

A. kinh tế Có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc.

B. xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh.

C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng.

D. hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì kinh tế Có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc (SGK - trang 30)

Câu 1.5 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai Vương triều Đê-li và Mô-gôn đó là

A. đều do người Hồi giáo lập nên.

B. đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị.

C. đều do người Mông Cổ thống trị.

D. đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai Vương triều Đê-li và Mô-gôn đó là đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên:

+ Vương triều Đê-li do người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì lập nên.

+ Vương triều Mô-gôn do người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.

Câu 1.6 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Dưới sự trị vì của mình, A-Cơ-ba (1566 - 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?

A. Xoá bỏ Hồi giáo.

B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc gốc Mông Cổ.

C. Xoá bỏ sự kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ.

D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Dưới sự trị vì của mình, A-Cơ-ba (1566 - 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là: xoá bỏ sự kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ (SGK - trang 31)

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Lịch Sử 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên