Giải SBT Lịch sử 7 trang 62 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Lịch sử 7 trang 62 trong Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI Sách bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch Sử 7 trang 62.

Giải SBT Lịch sử 7 trang 62 Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 62 SBT Lịch sử 7:Hoàn thiện sơ đồ khái quát về diễn biến chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (theo mẫu dưới đây).

a) Vương quốc Chăm-pa

Giải SBT Lịch sử 7 trang 62 Kết nối tri thức

b) Vùng đất Nam Bộ

Giải SBT Lịch sử 7 trang 62 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Lời giải:

a) Vương quốc Chăm-pa

Giải SBT Lịch sử 7 trang 62 Kết nối tri thức

b) Vùng đất Nam Bộ

Giải SBT Lịch sử 7 trang 62 Kết nối tri thức

Bài tập 2 trang 62 SBT Lịch sử 7 – Kết nối tri thức:Hình 3,4,5 (tr. 92 – 93,SGK) là những hiện vật liên quan đến Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương quốc này?

Lời giải:

- Những hiện vật hình 3, 4, 5 đã chứng tỏ thủ công nghiệp, nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc của người Chăm thời kì này rất phát triển.

Bài tập 3 trang 62 SBT Lịch sử 7 – Kết nối tri thức:

a) Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI và cho biết thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay.

Thành tựu

Thành tựu còn được bảo tồn đến ngày nay

b) Là một học sinh, theo em cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của thành tựu đó?

Quảng cáo

Lời giải:

Yêu cầu a)

Thành tựu

Thành tựu còn được bảo tồn đến ngày nay

- Chữ viết

- Tôn giáo – tín ngưỡng

- Kiến trúc - điêu khắc…

- Chữ Chăm

- Cụm đền tháp Dương Long (Bình Định); Pô Na-gar (Khánh Hòa); Pô-klong Ga-rai (Ninh Thuận)…

Yêu cầu b) Những việc mà HS có thể làm:

- Tìm hiểu giá trị cũng như thực trạng của những thành tựu đó

- Tham gia các hoạt động để tuyên truyền, phổ biến về việc bảo vệ di sản cho những người xung quanh…

Bài tập 4 trang 62 SBT Lịch sử 7 – Kết nối tri thức:Liên hệ với kiến thức đã học, em hãy:

a) Lập và hoàn thành bảng so sánh (theo mẫu dưới đây) những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá giữa Vương quốc Phù Nam (trước thế kỉ VII) và vùng đất Nam Bộ trong giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

So sánh

Vương quốc Phù Nam

Vùng đất Nam Bộ

Giống nhau

Khác nhau

Chính trị

Kinh tế

Văn hoá

b) Lí giải vì sao trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ.

Quảng cáo

Lời giải:

Yêu cầu a)

So sánh

Vương quốc Phù Nam

Vùng đất Nam Bộ

Giống nhau

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế như: nông nghiệp, thương mại đường biển,…

- Tiếp thu thành tựu của các nền văn hóa bên ngoài nhưng vẫn bảo tồn văn hóa bản địa truyền thống.

Khác nhau

Chính trị

- Bộ máy nhà nước của vương quốc Phù Nam được củng cố, kiện toàn.

- Trong các thế kỉ III – V, vương quốc Phù Nam là đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

- Trên danh nghĩa vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia). Tuy nhiên, trên thực tế, triều đình Ăng-co hầu như không thể quản lí được vùng đất này.

Kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công.

- Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ, thu hút thương nhân của nhiều nước đến buôn bán.

- Thương cảng Óc Eo của Phù Nam trở thành trung tâm của tuyến đường hàng hải trên vùng biển Đông Nam Á.

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

- Thương nghiệp không còn phát triển như trước.

Văn hoá

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.

- Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mang đậm yếu tố “sông nước”

- Ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Chân Lạp.

- Dần tiếp thu văn hóa Trung Quốc.

- Những nét văn hóa truyền thống tiếp tục được duy trì.

Quảng cáo

Yêu cầu b)Trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soá được vùng đất Nam Bộ là vì:

-Với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, với dân số ít, người Khơ-me khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng rộng lớn mớ bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên vùng đất gốc - Lục Chân Lạp đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực.

- Tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chăm-pa: Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Công và mở rộng ảnh hưởng sang phía tây.

Lời giải SBT Lịch Sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch Sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Lịch Sử 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên