SBT Ngữ văn 10 Gió thanh lay động cành cô trúc - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Gió thanh lay động cành cô trúc sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Gió thanh lay động cành cô trúc - Cánh diều

Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc chủ yếu viết về:

A. Bài thơ Thu điếu

B. Bài thơ Thu ẩm

C. Bài thơ Thu vịnh

D. Chùm thơ thu

Quảng cáo

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Bài thơ Thu vịnh

Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Câu văn: “Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng” là......................... của bài viết Gió thanh lay động cành cô trúc.

A. Luận đề

B. Luận điểm

C. Lí lẽ

D. Dẫn chứng

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Luận điểm

Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu văn sau: “Chữ "năm ngoái” (gắn với hoa) vốn được Nguyễn Du sáng tạo từ chữ “y cựu” (y như cũ) trong thơ Thôi Hộ. Giờ đây, qua thời gian, nó lại trôi về Yên Đổ.”?

A. Hoán dụ

B. Ẩn dụ

Quảng cáo


C. Nhân hoá

D. So sánh

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Hoán dụ

Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận nào? Hãy chỉ ra các thao tác ấy trong một đoạn cụ thể.

Trả lời:

Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp các thao tác nghị luận như phân tích, bình luận. Chẳng hạn, ở phần (2), tác giả đã lần lượt phân tích từng câu thơ, trong từng câu, lại phân tích, cắt nghĩa từng từ ngữ, hình ảnh: “Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cảnh bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: “Trời thu xanh ngắt mây từng cao”. Chữ “xanh ngắt” gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh của nó... của thinh không.”. Từ kết quả phân tích, cắt nghĩa, người viết đã đưa ra những bình luận, đánh giá của mình: “Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết. Đó chính là những gợn “gió thanh” từng làm xao động thân “cô trúc” của Nguyễn Khuyến đây chăng?”.

Quảng cáo

Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy... đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện sắc thái cảm xúc của người viết?

Trả lời:

Tác giả đã lập luận theo phương pháp quy nạp. Trước khi dẫn người đọc đến nhận định của mình về những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến, Chu Văn Sơn đã lí giải ý nghĩa của câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”, trong đó, đã cắt nghĩa sắc thái nghĩa của từng từ như “cần”, “lơ phơ”, “hắt hiu”.

Câu 6 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Đoạn văn sau cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn học: “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu.”.

Quảng cáo

Trả lời:

- Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy... đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng câu hỏi tu từ. Những câu văn dạng này không nhằm tìm kiếm câu trả lời từ nội dung bài thơ hay đặt ra cho người đọc câu hỏi suy ngẫm để từ đó đi tìm đáp án mà tập trung thể hiện những suy cảm, luận giải của người viết về ý nghĩa của bài thơ và tiêu đề bài viết. Qua đó, Chu Văn Sơn cho thấy sự thấu cảm của mình với những tâm tư sâu kín (cô đơn, buồn bã, bất an) khó nói thành lời của thi hào Nguyễn Khuyến.

- Đoạn văn cho thấy tác giả đã kết hợp kiến thức về hội hoạ với những hiểu biết về ngôn ngữ và đời sống xã hội. Cụ thể: các câu văn “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cẩn trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần” cho thấy người viết đã vận dụng tri thức hội hoạ để phân tích cái đặc sắc của câu thơ. Trong khi đó, với sự hiểu biết về ngôn ngữ và đời sống xã hội, Chu Văn Sơn đã cắt nghĩa: “Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu.”.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên