SBT Ngữ văn 10 Hồi trống cổ thành - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Hồi trống cổ thành sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Hồi trống cổ thành - Cánh diều

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hồi trồng Cổ Thành tuy chỉ là một đoạn trích song vẫn có cốt truyện hoàn chỉnh đầy đủ 5 thành phần: Trình bày (Giới thiệu) - Thắt nút - Phát triển - Cao trào - Mở nút (Kết thúc). Đâu là sự việc cao trào trong cuộc gặp gỡ giữa Trương Phi và Quan Công?

A. Trương Phi múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.

B. Trương Phi thẳng cánh đánh trống, Quan Công múa long đao xô lại phía Sái Dương.

C. Trương Phi mời hai chị vào thành.

D. Sái Dương cùng một toán quân mã kéo đến.

Quảng cáo

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Trương Phi thẳng cánh đánh trống, Quan Công múa long đao xô lại phía Sái Dương.

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Trong câu văn: “Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Ấn dụ

B. Hoán dụ

C. Nhân hoá

D. So sánh

Trả lời:

Chọn đáp án: D. So sánh

Quảng cáo


Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Trong đoạn văn: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra thành. Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, tác giả sử dụng nhiều động từ chỉ hành động của Trương Phi gồm: nghe, nói, mặc, vác, dẫn, đi, vểnh, hò thét, múa, chạy, đâm.

Theo em, đâu không phải là hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng những động từ đó?

A. Khiến nhịp văn mạnh, gấp gáp.

B. Cho thấy tính cách ôn hoà của Quan Công.

C. Thể hiện tính cách cương trực, ngay thẳng của Trương Phi.

D. Cho thấy tính cách nóng nảy, hồ đồ của Trương Phi.

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Cho thấy tính cách ôn hoà của Quan Công.

Quảng cáo

Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nối lời kết tội Quan Công của Trương Phi ở cột A với nội dung kết tội Quan Công ở cột B cho phù hợp.

Lời kết tội

 

Nội dung kết tội

1) Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa

 

a) Bất trung: phản bội lại vua, không còn là bề tôi trung thành nữa.

2) Nó lại đây là để bắt ta đó.

 

b) Bất nghĩa: phản bội lời thể của ba anh em là sống chết có nhau.

3) Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ.

 

c) Bất nhân: xem nhau như kẻ thù.

Trả lời:

1)- b); 2)- c); 3) - a).

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nối lời đối đáp với nội dung, thái độ của Quan Công cho phù hợp.

Quảng cáo

Lời đáp của Quan Công

 

Nội dung, thái độ

1) -Ta làm sao mà bội nghĩa?

 

a) Than vấn, gợi tình thương.

2) - Chuyện này e không biết, ta cũng khó nói.

 

b) Chuyện tế nhị, phức tạp, khó giải thích.

3) – Hiền đệ đừng nói vậy, oan uống anh quá !

 

c) Chủ động chất vấn nhằm khẳng định mình không như lời kết tội.

4) - Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ!

 

d) Chủ động, sẵn sàng chứng minh lòng trung nghĩa.

5) - Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta.

 

e) Chất vấn, khẳng định mình không đến để bắt Trương Phi.

 

Trả lời:

l) - c); 2) - b); 3) - a); 4) - e); 5) - d).

Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây không phải là đặc sắc của đoạn trích Hồi trống Cổ Thành?

A. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn

B. Tả phong cảnh sắc nét, chân thực

C. Tính cách nhân vật được khắc hoạ đậm nét qua lời lẽ, hành động

D. Tình tiết sinh động, kịch tính với các mâu thuẫn diễn ra dồn dập

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Tả phong cảnh sắc nét, chân thực

Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do gì dẫn đến sự hiểu lầm của nhân vật Trương Phi đối với Quan Công?

Trả lời:

Sự kiện chính:

Biết tin Lưu Bị ở bên Viên Thiệu, Quan Công tìm cách đi gặp anh. Trên đường ngang qua CỔ Thành, bẤt ngờ biết Trương Phi đang ở thành này, vội sai ngay Tôn Càn vào báo tin.

Nghi ngờ Quan Công tới bắt mình vì trước đó Trương Phi đã nghe tin Vân Trường chạy sang bên Tào Tháo và được Tào Tháo ưu đãi, nên khi hay tin, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, vác xà mâu lên ngựa xông ra định đâm chết Quan Công.

Quan Công vừa tránh, đỡ mũi xà mâu của Trương Phi, vừa khôn khéo tìm cách giải thích, minh oan nhưng Trương Phi không nghe, lớn tiếng kết tội Quan Công bội nghĩa. Đúng lúc đó, một đám quân Tào do Sái Dương cầm đầu kéo đến, Trương Phi càng bừng bừng lửa giận, thách thức Quan Công chém Sái Dương trong ba hồi trống để tỏ lòng thành thực, giải mối nghi ngờ.

Chưa dứt hồi trống, bằng dũng khí và tài nghệ của mình, Quan Công chém rơi

đầu Sái Dương. Lúc này, lòng thành thực của Quan Công đã tỏ. Sau khi cẩn thận hỏi kĩ mọi người, Trương Phi “thụp xuống lạy” Vân Trường.

Lí do dẫn đến sự hiểu lầm: bại trận, ba anh em Lưu - Quan - Trương thất tán

mỗi người một nơi. Lưu Bị chạy sang nương nhờ Viên Thiệu. Trương Phi trốn vào núi Mang Đãng. Quan Công về hàng Tào Tháo, được Tào Tháo đối đãi rất trọng thị. Việc này khiến Lưu - Trương nghi ngờ Quan Công phản bội lời thề kết nghĩa. Lập trường nhất quán của Trương Phi là: “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ!” Đây là nguyên tắc đạo đức cao cả của bậc “trung thần”, “đại trượng phu”. Ấy vậy mà khi gặp lại, Quan Công còn nhắc lại “nghĩa vườn đào”, khác gì phỉ báng lời thề năm xưa! Trong con mặt của Trương Phi, Quan Công không chỉ đã vi phạm nguyên tắc tín nghĩa mà còn là kẻ rắp tâm bội nghĩa, bất nhân. Trương Phi đã không hiểu được tình thế khó khăn, nan giải của Quan Công, khi phải bảo vệ an toàn cho hai chị dâu, cũng như khả năng quyền biến của Quan Công trước tình thế ngặt nghèo.

Câu 8 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Người kể chuyện tập trung thể hiện tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi thông qua những yếu tố nào?

Trả lời:

Người kể chuyện tập trung thể hiện tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi thông qua miêu tả hình dáng, cử chỉ, thái độ, lời nói và hành động.

Hình dáng, cử chỉ: “mắt tròn xoe, râu vểnh ngược”; “hò thét như sấm”, “múa

xà mâu chạy lại đâm”, “hăm hở lại đâm”; “thẳng cánh đánh trống”:...

Lời nói: xưng hô mày - tao, lớn tiếng kết tội Quan Công; gạt bỏ mọi lời khuyên

can của hai phu nhân và Tôn Càn.

Thái độ: nóng nảy, giận dữ.

Hành động: chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngựa, dẫn một

nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc, hai lần xông lại đâm Quan Công: ra điều kiện thách thức Quan Công chứng minh lòng trung nghĩa (phải chém đầu Sái Dương trong ba

hồi trống).

Tính cách bộc trực, thẳng thắn của Trương Phi hiện ra rất sinh động, kịch tính, hấp dẫn, lôi cuốn.

Câu 9 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Sự độ lượng, khí phách và tài nghệ của Quan Công đã được khắc hoạ trong đoạn trích như thế nào?

Trả lời:

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Quan Công là một người trung nghĩa hiếm có (nhưng cũng là người cậy tài, tự cao, tự phụ). Trong đoạn trích này, khi đối diện với sự nóng nảy, cơn giận dữ dội của Trương.Phi, Quan Công lại hiện ra khiêm nhường, nhũn nhặn. Sự khiêm nhường, nhũn nhặn này được thể hiện qua lời nói, thái độ và hành động:

Lời nói: ôn tổn giải thích với Trương Phi, khôn khéo cầu cứu hai chị dâu.

Thái độ: bình tĩnh, không cố chấp.

Hành động: né tránh, đỡ đòn xà mâu của Trương Phi.

Chính sự khiêm nhường, nhũn nhặn của Quan Công khi đối diện với Trương Phi càng làm nổi bật tính cách nóng nảy, suy nghĩ có phần đơn giản, một chiều của Trương Phi. Nó cho thấy một Quan Công độ lượng, xứng đáng bậc đàn anh nghĩa hiệp. Sự độ lượng này là bằng chứng cho thấy Quan Công hiểu rất rõ tính cách của người anh em kết nghĩa Trương Phi.

Khí phách, tài nghệ của Quan Công được thể hiện qua tình huống: chấp nhận thách thức của Trương Phi và chỉ trong chớp mắt đã chém rơi đầu Sái Dương - một tướng giỏi của Tào Tháo.

Bằng việc chấp nhận thách thức, dám đối mặt với sinh tử, Quan Công chứng tỏ sức mạnh của mình. Đó là sức mạnh của lòng trung tín, trung nghĩa và tài năng - những nguồn sức mạnh giúp Quan Công vượt qua mọi cám dỗ, mọi sự hiểu lầm, khó khăn, trở ngại để trọn vẹn “nghĩa vườn đào” với Lưu Bị, Trương Phi.

Chém đầu Sái Dương chỉ trong một hồi trống là biểu hiện cho tài nghệ, bản lĩnh của Quan Công.

Câu 10 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Từ chi tiết Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường”, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) làm rõ vẻ đẹp của Trương Phi và rút ra bài học ý nghĩa cho bản thân.

Trả lời:

Chi tiết Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường” đã thể hiện được sự ăn năn, hối lỗi của Trương Phi. Trương Phi tuy tính tình nóng nảy nhưng khi hiểu hết câu chuyện và hoàn cảnh của người anh kết nghĩa thì đã tin tưởng và phục thiện. Qua đó, thể hiện tình cảm chân thành của người em cương trực, thẳng thắn, nghĩa dũng đối với người anh của mình. Từ hình ảnh đó, em rút ra bài học của bản thân: cần bình tĩnh suy xét mọi chuyện trước khi hành động; cần dũng cảm nhận sai và luôn biết phục thiện, biết trân quý tình thân, rèn luyện đức tính cương trực, thắng thắn, trung nghĩa,...

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên