SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Đọc Tiểu Thanh kí
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Đọc Tiểu Thanh kí sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Đọc Tiểu Thanh kí
Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài Đọc Tiểu Thanh kí viết về kiểu nhân vật nào dưới đây:
A. Người phụ nữ nghèo khổ
B. Người phụ nữ bị áp bức, bóc lột
C. Người phụ nữ nổi tiếng
D. Người phụ nữ có sắc tài mà bi kịch
Trả lời:
Đáp án D
Trả lời:
Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới).
– Theo mô hình do Kim Thánh Thán (nhà văn, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời trung đại) đề xuất thì một bài thơ bát cú Đường luật có thể được chia làm hai phần, bốn câu trên gọi là tiền giải, bốn câu sau là hậu giải. Một bài thơ Đường luật thường có hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất (thường là sự việc, câu chuyện, cảnh vật) được triển khai trong phần tiền giải và khía cạnh thứ hai (thường là cảm nghĩ của tác giả) được triển khai trong phần hậu giải.
– Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí hoàn toàn có thể chia thành hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) theo mô hình tiền giải và hậu giải của Kim Thánh Thán. Bốn câu thơ trên là sự việc tác giả đọc Tiểu Thanh kí và cảm nghĩ về số phận Tiểu Thanh, thương cho người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc. Bốn câu thơ sau là cảm nghĩ của nhà thơ về chính mình, là nỗi niềm của nhà thơ gửi tới mai sau.
Trả lời:
Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện ở khổ thơ đầu:
- Số phận Tiểu Thanh là điển hình cho bi kịch của những người phụ nữ: “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đô”. Nàng có sắc đẹp mà chết yếu. Tài thơ văn như nàng mà bị vùi dập. Nguyễn Du dùng những ẩn dụ tượng trưng để nói về người phụ nữ có sắc, có tài mà số phận bi thương: sơn phân tượng trưng cho sắc đẹp, văn chương tượng trưng cho tài năng.
- Cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh là vừa xót thương vừa trân trọng khẳng định sắc đẹp, tài năng. HS có thể tham khảo đoạn văn phân tích hai câu thơ “Son phấn có thần chôn vẫn hận / Văn chương không mệnh đốt còn vương”.
“Hai vật thể vô tri, vô giác đã được nhân cách hoá để có “thần”, có hồn. Chính nước mắt và máu của Tiểu Thanh đã làm nên cái “thần”, cái “mệnh” của son phấn và văn chương, hay “niềm cảm thông lạ lùng của nhà đại thi hào dân tộc” (Hoài Thanh) đã tạo thần, tạo hồn cho nó để nỗi “hận” còn vương đến muôn đời? Cảm xúc của Tố Như càng dồn nén thì ý thơ càng lan toả dẫn đến tính chất đa nghĩa ở hai câu thực. Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là chủ thể tự hận, tự thương thì đưa tới cách cảm nhận: son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là đối tượng thương cảm của người đời thì dẫn đến cách cảm nhận: son phấn như có thần, sau khi chết người ta còn thương tiếc, văn chương có số mệnh gì mà người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt. Câu thơ Nguyễn Du đã hoà đồng tâm trạng chủ thể và khách thể dẫn đến sự hợp lí của cả hai cách hiểu nói trên. Và lại, “sợi chỉ đỏ” xâu chuỗi hai cách hiểu đó chính là cảm hứng khẳng định sự vĩnh hằng của cái đẹp và tài năng”).
Trả lời:
Trong mạch cảm xúc của nhà thơ, giữa hai câu thực và hai câu luận có tương quan với nhau.
Hai câu thực thể hiện cảm xúc của tác giả về số phận Tiểu Thanh: “Son phấn có thần chôn vẫn hận / Văn chương không mệnh đốt còn vương”. Số phận Tiểu Thanh không chỉ là nỗi đau riêng của một người phụ nữ mà còn tiêu biểu cho những người tài hoa nhưng bi kịch trong xã hội xưa. Chính vì vậy, ở hai câu luận, nhà thơ bàn rộng ra nỗi hờn, nỗi oan của tài hoa, trí tuệ trong trường kì lịch sử: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”. Từ nỗi đau chung của những người tài hoa, Nguyễn Du cảm thấy có mình trong đó: “Cái án phong lưu khách tự mang”. Câu thơ dịch chữ “ngã” (tôi, ta) thành chữ “khách” đã không làm nổi bật yếu tố chủ thể (nhà thơ) nhập thân vào khách thể (số phận Tiểu Thanh). Từ cảm xúc về Tiểu Thanh ở hai câu thực, Nguyễn Du tự cảm nhận về chính mình.
Hai câu thực và hai câu luận tạo thành cái bản lề chuyển cảm xúc của nhà thơ tin
thương người, khóc người sang thương minh, khóc cho chính mình.
Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tâm sự của tác giả qua hai câu thơ kết.
Trả lời:
Hai câu thơ cuối bài kết đọng tâm sự của tác giả: “Chẳng biết ba trăm năm là nữa / Người đời ai khóc Tố Như chăng?”.
- Hai câu thơ thể hiện niềm tự thương mình của Nguyễn Du:
+ Không hỏi quá khứ, hiện tại mà hỏi tương lai, không hỏi trời (vì “thiên tai vấn” - trời khôn hỏi) mà hỏi người đời.
+ Nguyễn Du tự đau, tự thương vì ông cảm thấy bơ vơ giữa thời gian vô định cô đơn, không tri âm tri kỉ trước thực tại.
– Nhà thơ hoài vọng về tương lai mong nhận được sự đồng cảm của hậu thế.
+ Đời sau trong muôn một còn có kẻ khóc “người đời xưa” là chính Nguyễn Du
+ Thời đại Nguyễn Du là thời đại khổ đau, khát khao giải thoát nhưng vẫn bề tắc. Dù bế tắc vẫn không thôi khát vọng giải thoát. Vì vậy, nỗi niềm của Nguyễn Du gửi tới mai sau không phải là sự tuyệt vọng mà là niềm hi vọng được giải toả.
Trả lời:
Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
Nghệ thuật đối có ở trong câu thơ đầu và nhất là nghệ thuật đối giữa hai câu thực và hai câu luận – biện pháp nghệ thuật buộc phải có đối với bài thơ bát củ Đường luật.
Câu thơ “Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang”, chi với bảy chữ nhưng đã chứa đựng sự đối lập về hình ảnh và về ý. Sự đối lập về hình ảnh: cảnh đẹp / gò hoang, đối lập về ý: quá khứ đẹp để huy hoàng / hiện tại hoang tàn, cô quạnh. Mới đọc qua tưởng là lời than chung cho lẽ đời dâu bể, nhưng nghĩ kĩ thì là lời than trước cái đẹp bị dập vùi. Nguyễn Du đã khai đề bài Đọc Tiểu Thanh kí bằng một câu thơ xót xa, thương cảm. Câu thơ mở đầu như báo trước về số phận Tiểu Thanh.
- Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên sự tương quan giữa số phận bi kịch của Tiểu Thanh với bi kịch của những người tài hoa ở xã hội cũ, trong đó có Nguyễn Du. Nhà thơ nói tới hai cái oan, cái hận trong đời Tiểu Thanh: sắc đẹp nhưng yểu mệnh, tài năng bị dập vùi. Từ cái hận của Tiểu Thanh, nghĩ rộng ra cái hận muôn đời để rồi “Một lời là một vận vào” bản thân mình: Phong vận kì oan ngã tự cư (Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì BIẾT phong nhã). Biện pháp nghệ thuật đối tương đồng giữa hai câu thực và hai câu luận tạo nên sự hoà nhập giữa khách thể và chủ thể, cho thấy sự cảm thông lạ lùng của đại thi hào dân tộc.
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
(Truyện Kiều)
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, các em cần nhớ lại chi tiết ở Truyện Kiểu. Trong buổi du xuân, Thuý Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên. Qua lời em trai là Vương Quan, nàng biết được Đạm Tiên là người “Nổi danh tài sắc một thì” nhưng rồi “Phận hồng nhan quá mong manh / Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”. Thuý Kiều vô cùng xót xa, thương cảm cho số phận Đạm Tiên. Như vậy, có thể thấy một số điểm tương đồng giữa lời của Thuý Kiều nói về Đạm Tiên trong Truyện Kiều với bài Đọc Tiểu
Thanh kí:
- Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh có phần giống Thuý Kiều đến với Đạm Tiên.
- Cùng thể hiện niềm xót xa thương cảm trước những số phận sắc tài mà bi kịch. Cùng tự thương mình và nghĩ đến mai sau: “Thấy người nằm đó biết sau thế nào?” (Truyện Kiều), “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa / Người đời ai khóc Tố Như chăng?” (Đọc Tiểu Thanh kí).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Săn SALE shopee Tết:
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L'Oreal mua 1 tặng 3
- La Roche-Posay mua là có quà:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều