SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Tôi yêu em

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Tôi yêu em sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Tôi yêu em

Quảng cáo

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm hiểu về sự nghiệp văn học của Pu-skin và ghi lại những điều đáng lưu ý giúp cho việc đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em.

Trả lời:

Pu-skin là nhà thơ Nga vĩ đại, được tôn vinh là “Mặt Trời của thi ca Nga” bởi những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học Nga và văn học thế giới. Pu-skin dùng thơ ca để sáng tác với nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết bằng thơ (Ép-ghê-nh Ô-nhê-ghin), trường ca thơ (Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ),... Ngoài ra, ông còn là tác giả rất nổi tiếng với những truyện ngắn, truyện ngụ ngôn, kịch.

Sáng tác của Pu-skin thể hiện một cách chân thực và cao cả khát vọng tự do, vẻ đẹp trong tình yêu của nhà thơ nói riêng, của nhân dân Nga, dân tộc Nga nói chung. Tình yêu là chủ đề lớn, nổi bật trong thơ Pu-skin. Những bài thơ tình yêu cho thấy tâm hồn chân thành, đằm thắm, nhân hậu, vị tha của một thiên tài thi ca. Bài thơ Tôi yêu em viết năm 1829, liên quan tới câu chuyện tình có thực: Pu-skin yêu nàng A. A. Ô-lê-nhi-a xinh đẹp và ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nàng nhận lời. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ gắn với một mối tình cụ thể nhưng Tôi yêu em lại mang ý nghĩa phổ quát toàn nhân loại khi nói lên được tình cảm, tâm trạng chung của đôi lứa trong tình yêu. Tôi yêu em là bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, được xem là “viên ngọc vô giá trong kho tàng văn học Nga”.

Quảng cáo

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Lí do nào khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn nói lời từ giã với cô gái?

A. Vì ngọn lửa tình sắp tàn phai

B. Vì tình yêu đơn phương, âm thầm không hi vọng

C. Vì muốn cô gái được thanh thản, không buồn phiền bởi bất cứ điều gì

D. Vì “hậm hực lòng ghen”

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Cụm từ nào trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì?

Trả lời:

Cụm từ “Tôi yêu em” được lặp lại ba lần trong bài thơ (ở nguyên bản tiếng Nga cũng như bản dịch) tạo thành điệp khúc.

Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc này là:

– Tạo nên giọng điệu chủ đạo của toàn bài.

– Làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Cảm xúc chủ đạo “Tôi yêu em” sẽ chi phối tình cảm, suy tư của tác giả: vì “Tôi yêu em” mà “ngọn lửa tình chưa hắn đã tàn phai”; vì “Tôi yêu em” nên “không để em bận lòng lòng thêm nữa”; vì “Tôi yêu em” mà “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”. Lại cũng vì “Tôi yêu em” mà cầu trời cho em được người khác yêu em cũng như tôi đã từng yêu.

Quảng cáo

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong quan niệm về tình yêu của tác giả?

Trả lời:

Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết vừa kết gối tự nhiên với cảm xúc đã có ở những dòng thơ trên, vừa mang đến ấn tượng bắt ngờ. Dòng thơ thứ năm khái quát lại tình cảm “Tôi yêu em” rất chán thành, đám thăm. Người đọc chờ đợi tinh cảm “tôi yêu em” trào dáng ở dòng thơ cuốn mãnh liệt hơn với việc bằng mọi giá “tôi” sẽ yêu được em. Thế nhưng thật bất ngờ lại là suy tí giã tình yêu với lời chúc, lời mong ước người minh yêu sẽ hạnh phúc cùng một mối tình khác: “Cầu em được người tỉnh như tôi đã yêu em”,

– Hai dòng thơ kết cho thấy quan niệm về tình yêu của tác giả. Tinh yêu chân chính là một tình yêu chân thành, tự nguyện chứ không phải là sự chiếm đoạt bằng mọi giá, luôn mang đến niềm hạnh phúc và những điều tốt đẹp cho người minh yêu ngay cả khi mối tình đó không thành.

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ.

Trả lời:

Có thể nêu những cảm nhận của em về nhân vật “tôi” – nhân vật trữ tinh trong bài thơ và cũng chính là tác giả

- Chân thành rất mực (bộc bạch tất cả nỗi lòng, không né tránh những trạng thái yếu đuối, sự vô vọng, những giây vô, đau khổ,...).

Quảng cáo

- Say đắm hết minh (sống hết minh với mọi cung bậc của tình yêu, rụt rè và cuồng nhiệt, đắm đuối và âu lo, hờn ghen và độ lượng...

Vị tha, cao thượng (luôn nghĩ về người yêu, vượt lên trên sự ích kỉ của bản thân, mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho người minh yêu).

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Từ bài thơ Tôi yêu em, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu.

Trả lời:

Bài thơ Tôi yêu em đem đến những suy nghĩ về cách ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Đoạn văn cần nếu được các ý sau:

- Chân thành, tự nguyện, không ép buộc.

- Tôn trọng người mình yêu.

- Nếu mối tinh không thành thì vẫn cư xử tốt với người mình yêu, mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu (chứ không ghen tuông, trả thù một cách mù quáng).

- Phê phán sự ích kỉ, thực dụng trong tình yêu vẫn còn ở một số người trong cuộc sống hôm nay.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Thơ và truyện thơ hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn SALE shopee Tết:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên