SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 24
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 1 trang 24 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 24
Bài tập 1 trang 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại phần tóm tắt bi kịch Hăm lét và văn bản Sống, hay không sống đó là vấn đề trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr, 126 - 130) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Bằng chứng được cung cấp về một “thời đại đảo điên” trong ba lớp kịch ở phần đầu đoạn trích Sống, hay không sống - đó là vấn đề là:
- Bạn bè không còn là chỗ tin cậy (bạn có thể trở thành những tên do thám như Rô-den-cran và Ghin-đơn-xtơn).
- Tình yêu không còn là thánh đường thuần khiết vì nó đã bị các mưu mô đen tối làm vấy bẩn (Ô-phê-li-a phải thực thi những điều mà vua và cha yêu cầu nhằm xác minh sự thực về chứng điên của Hãm-lét để có kế sách đối phó).
- Sự lừa dối, giả trá đã được mặc nhiên thừa nhận như là một cái gì mang tính tất yếu (Lời Pô-lô-ni-út: “Đời vẫn thường chê trách rằng ta khoác cái vẻ trầm mặc thành kính và bộ điệu chân tu nhiều khi cũng đường mật đánh lừa được cả ma quỷ. Điều đó đã được chứng tỏ quá nhiều rồi”).
- Vua – người đứng đầu bộ máy cai trị lại là người triển khai, thực hiện những âm mưu đen tối, bẩn thỉu nhất.
=> Những thực tế nêu trên đã được chính Hăm-lét, ở lớp kịch thứ tư, khái quát qua các cụm từ:“roi vọt và khinh khi của thời đại”,”sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng”, “những nỗi giày vò của tình yêu tuyệt vọng”, “sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền”,...
Trả lời:
- Sự đối lập, tương phản giữa sống và không sống, đúng hơn là giữa tồn tại và không tồn tại. “Sống” có nghĩa là “chịu đựng”, chấp nhận thực tế đảo điên, tệ hại; còn “không sống” thì gắn liền với việc phản kháng, “cầm vũ khí vùng lên” để chống lại hay cải tạo hoàn cảnh và hứng chịu kết cục bi thảm.
- Câu hỏi xuất hiện tiếp sau sự tương phản – đối lập nói trên có tác dụng nhấn mạnh nỗi thao thức, trăn trở thường trực của Hăm-lét về ý nghĩa của cuộc sống, về việc lựa chọn hành động phù hợp nhằm bảo vệ lẽ sống và lí tưởng nhân văn. Đồng thời, câu hỏi này cũng chứng tỏ: Đối với Hăm-lét, trách nhiệm với lí tưởng, với cuộc đời là một gánh nặng gần như vượt ngưỡng chịu đựng.
Trả lời:
- Theo văn bản, “chết” đồng nghĩa với “không sống”, mà “không sống” thì lại đồng nghĩa với việc dám thể hiện lòng can đảm của mình trước cuộc đời và chấp nhận những đau đớn, mất mát, hi sinh. Vậy, phải chăng “chết” là một lựa chọn phù hợp, vừa giúp nhân vật bi kịch trung thành với lí tưởng của mình, lại vừa tự giải thoát được khỏi kiếp người đau khổ? Sự thực, nhân vật Hăm-lét đã không hoàn toàn nghĩ như vậy.”Chết, là ngủ. Không hơn”. Nhưng trong giấc ngủ của cõi chết, vẫn còn “một cái gì mênh mang”, vẫn còn “cả một thế giới huyền bí mà đã vượt biên cương thì không một du khách nào còn quay trở lại”. Chính sự ám ảnh của điều bất định sau khi chết ấy đã khiến cho cái chết trở nên đáng sợ và nó không thể được xem là phương thức giải thoát mọi đau khổ mà con người mong muốn.
=> Chính suy tư của nhân vật Hãm-lét trên vấn đề này khiến cho việc quyết định sống hay không sống, không hành động hay hành động của chàng trở nên đặc biệt phức tạp, khó khăn.
Trả lời:
Đoạn độc thoại đã liệt kê rất nhiều tình thế đáng phê phán của đời sống – những tình thế cho biết bản chất của một thời đại đảo điên. Những từ ngữ như “thời đại”, “kẻ bạo ngược”, “kẻ kiêu căng”, “công lí”, “cường quyền,... cho thấy Hăm-lét đang suy tư về những điều mang tính phổ quát chứ không chỉ nghiền ngẫm về nỗi đau liên quan đến cá nhân mình.
Trả lời:
Sự xuất hiện của màn độc thoại này không hề ngẫu nhiên. Nó đã được chuẩn bị trước bằng nhiều sự kiện liên quan khiến Hăm-lét bị giằng xé đau khổ. Nó cũng báo hiệu điều sắp diễn ra, tất cả tạo thành một chuỗi hành động hợp lí, logic. Nội dung độc thoại thể hiện sự phản ứng của một tâm hồn giàu suy tư trước bao trò diễn của cuộc đời mà bốn lớp kịch xuất hiện trước đã cho thấy rõ. Cũng nội dung này ngầm lí giải những hành động sau đó của Hăm-lét: cự tuyệt tình yêu của Ô-phê-li-a để dứt khoát thực hiện kế hoạch của mình – một kế hoạch tương ứng với ý chí “cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi”.
Trả lời:
- Mọi hành động mà Hămlét thực hiện đều hướng đến một mục đích lớn lao, vượt lên sự trả thù cá nhân, mặc dù cuối cùng chàng đã đạt được một kết quả kép. Nếu chỉ để trả thù cha, chàng đã không phải trù trừ nhiều như vậy (chàng từng có không ít cơ hội thuận lợi nếu chỉ muốn giết một tên vua tiếm ngôi). Cái chàng chống lại là tình trạng xã hội điên đảo, ở đó, lí tưởng nhân văn bị chà đạp, vứt bỏ.
- Xung đột chính của vở bi kịch Hăm-lét: xung đột giữa lí tưởng nhân văn và thực tại lịch sử nghiệt ngã, xung đột giữa ý chí hành động tự do và cái tất yếu mang khuôn mặt lịch sử, cụ thể.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch hay khác:
Bài tập 1 trang 29 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đặt câu hỏi nghiên cứu cho những đề tài gợi ý dưới đây: ...
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
SBT Ngữ văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể
SBT Ngữ văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT