Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ khắc hoạ qua những từ ngữ
Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ khắc hoạ qua những từ ngữ
Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ khắc hoạ qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Hãy giải thích sự độc đáo hoặc nét đặc sắc của một trong các yếu tố nghệ thuật đó.
Trả lời:
– Câu “Mình đi, mình lại nhớ mình” có sự lặp lại ba lần từ “mình”, trong đó từ “mình” thứ nhất và thứ hai chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba là người Việt Bắc ở lại nhưng cũng có thể là chính người về. Đại từ “mình” ở vị trí thứ ba này mới thật là biến hoá và tinh tế. “Mình” ấy là người ở lại theo lối nói “Mình với ta tuy hai mà một / Ta với mình tuy một mà hai”, hay “mình” đó vẫn là ngôi thứ hai trong cách hỏi và trả lời đầy ẩn ý: Anh về anh có nhớ chính bản thân anh không? Nhớ chính bản thân nghĩa là thuỷ chung son sắt, trước sau như một, nghĩa là không quên những gì mình đã được nhận và trao từ “Mười lăm năm ấy thiết tha nhận ra để rồi khẳng định: “Mình đi mình lại nhớ mình” – đã nhớ rồi, vẫn còn nhớ mặn nồng”. Mối băn khoăn ấy trong lòng người ở lại đã được người ra đi tỉnh và sẽ luôn luôn ghi xương khắc cốt.
- Câu “Nhớ gì như nhớ người yêu” sử dụng biện pháp so sánh, trong đó, tác giả dùng nỗi nhớ người yêu – nỗi nhớ da diết, cồn cào khôn tả để cụ thể hoá nỗi nhớ của người ra đi. So sánh này vừa thể hiện được mức độ của nỗi nhớ, nhất là với những ai đã từng yêu, vừa tạo ra tính đa nghĩa cho câu thơ, vì trong nỗi nhớ chung có nhớ riêng, nhớ người thương lồng trong nỗi nhớ đồng bào, đồng chí.
- Câu thơ “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” vẽ ra một hình ảnh đẹp về người lao động Việt Bắc trên tầm cao của không gian, giữa thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc. Người đứng trên đèo cao, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao trên thắt lưng loé sáng. Hình ảnh ấy gợi ra một tư thế tự tin, vững chãi của người làm chủ núi rừng.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Việt Bắc hay khác:
- Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Câu tục ngữ nào phù hợp nhất với ý nghĩa của văn bản Việt Bắc?
- Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Kết cấu của văn bản trích bài thơ Việt Bắc có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả?
- Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích.
- Câu 5 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Có ý kiến cho rằng: Việt Bắc là bản tình ca về nghĩa tình của con người trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng cũng có ý kiến khẳng định:
- Câu 6 trang 44 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đoạn trích bài thơ Việt Bắc đem đến cho em những hiểu biết nào về vẻ đẹp của con người Việt Nam kháng chiến chống thực Pháp?
- Câu 7 trang 44 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều