SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Việt Bắc

Với giải sách bài tập Văn 12 Việt Bắc sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Việt Bắc

Quảng cáo

Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Câu tục ngữ nào phù hợp nhất với ý nghĩa của văn bản Việt Bắc?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Uống nước nhớ nguồn

Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Kết cấu của văn bản trích bài thơ Việt Bắc có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả?

Trả lời:

Văn bản được tổ chức theo lối đối đáp giữa người đi và kẻ ở trong thời khắc chia tay đầy lưu luyến. Lời hỏi – đáp giữa “ta” với “mình”, giữa đồng bào Việt Bắc và người cán bộ cách mạng không chỉ diễn tả tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của người ở lại hay người về xuôi mà còn là sự hô ứng, đồng vọng trong một nỗi nhớ thương chung, trong tình cảm lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa. Chưa hết, c lớp đối thoại của bố cục bên ngoài, có thể thấy lời độc thoại bên trong của chủ thể trữ tình – người đang đắm mình trong những hoài niệm ngọt ngào về tình nghĩa nhân dân, nghĩa tình kháng chiến. Kẻ ở – người đi, lời hỏi – lời đáp thực ra cũng là một cách “phân thân” của chủ thể trữ tình để tâm trạng nhớ nhung, tình cảm yêu thương tha thiết được bộc lộ một cách đầy đủ và sâu nặng hơn.

Quảng cáo

Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ khắc hoạ qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Hãy giải thích sự độc đáo hoặc nét đặc sắc của một trong các yếu tố nghệ thuật đó.

Trả lời:

– Câu “Mình đi, mình lại nhớ mình” có sự lặp lại ba lần từ “mình”, trong đó từ “mình” thứ nhất và thứ hai chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba là người Việt Bắc ở lại nhưng cũng có thể là chính người về. Đại từ “mình” ở vị trí thứ ba này mới thật là biến hoá và tinh tế. “Mình” ấy là người ở lại theo lối nói “Mình với ta tuy hai mà một / Ta với mình tuy một mà hai”, hay “mình” đó vẫn là ngôi thứ hai trong cách hỏi và trả lời đầy ẩn ý: Anh về anh có nhớ chính bản thân anh không? Nhớ chính bản thân nghĩa là thuỷ chung son sắt, trước sau như một, nghĩa là không quên những gì mình đã được nhận và trao từ “Mười lăm năm ấy thiết tha nhận ra để rồi khẳng định: “Mình đi mình lại nhớ mình” – đã nhớ rồi, vẫn còn nhớ mặn nồng”. Mối băn khoăn ấy trong lòng người ở lại đã được người ra đi tỉnh và sẽ luôn luôn ghi xương khắc cốt.

Quảng cáo

- Câu “Nhớ gì như nhớ người yêu” sử dụng biện pháp so sánh, trong đó, tác giả dùng nỗi nhớ người yêu – nỗi nhớ da diết, cồn cào khôn tả để cụ thể hoá nỗi nhớ của người ra đi. So sánh này vừa thể hiện được mức độ của nỗi nhớ, nhất là với những ai đã từng yêu, vừa tạo ra tính đa nghĩa cho câu thơ, vì trong nỗi nhớ chung có nhớ riêng, nhớ người thương lồng trong nỗi nhớ đồng bào, đồng chí.

- Câu thơ “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” vẽ ra một hình ảnh đẹp về người lao động Việt Bắc trên tầm cao của không gian, giữa thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc. Người đứng trên đèo cao, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao trên thắt lưng loé sáng. Hình ảnh ấy gợi ra một tư thế tự tin, vững chãi của người làm chủ núi rừng.

Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích.

Trả lời:

Tính dân gian và tính hiện đại thể hiện cả ở bình diện nội dung và hình thức của văn bản.

– Tính dân gian:

Quảng cáo

+ Về nội dung, tính dân gian thể hiện rõ nét ở những bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc văn hoá về thiên nhiên và con người Việt Bắc; ở tình nghĩa giữa con người với con người, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

+ Về hình thức nghệ thuật, thể thơ lục bát truyền thống đã được vận dụng tài tình trong một bài thơ dài, vừa có âm điệu thống nhất vừa biến hoá, đa dạng. Câu lục bát trong Việt Bắc lúc dung dị, gần gũi với ca dao, khi cân xứng, đăng đối, trau chuốt, nhuẩn nhị đến độ cổ điển (như câu Kiều). Lối kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca đã được vận dụng một cách thích hợp, tài tình cùng cách sử dụng sáng tạo ngôn ngữ, những lối ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ mang đậm phong vị dân gian. Ngoài ra, trong bài thơ Việt Bắc còn có lối tả cảnh theo kiểu tranh tứ bình trong hội

hoạ dân gian,...

– Tính hiện đại:

+ Về nội dung: Lôi ứng xử nghĩa tình đã thành đạo lí nghìn đời của dân tộc đã được cụ thể hoá qua tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người cán bộ kháng chiến với Việt Bắc, giữa đông bào Việt Bắc với cách mạng và Bác Hồ. Những tình cảm ấy vừa tiếp nối nguồn mạch cảm hứng yêu nước đã thành truyền thống vừa mang màu sắc hiện đại của bối cảnh kháng chiến lúc bấy giờ. Hoặc vẫn là tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương da diết thường thấy ở những cuộc chia li trong văn học cổ nhưng nét hiện đại là ở chỗ: có nhớ thương da diết nhưng không đẫm lệ mà mang niềm vui của những con người vừa làm nên chiến thắng. Chia tay không phải là vĩnh biệt mà tin tưởng vào ngày gặp lại. Tính hiện đại còn thể hiện ở những dự cảm sau này: “Mình về thành thị xa xôi / Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng? / Phố đông, còn nhớ bản làng / Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”.

+ Về nghệ thuật: Trong cuộc chia tay, vẫn xuất hiện hình ảnh của chiếc áo chia li giống trong văn học cổ (Chẳng hạn, chiếc áo chia li trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”, hay: “Áo chàng đỏ tựa ráng pha / Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in” trong Chinh phụ ngâm) nhưng ở đây tính hiện đại lại thể hiện ở sắc “áo chàm” quen thuộc, gắn bó với đồng bào Việt Bắc hiện tại. Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, không mang tính ước lệ như trong văn học trung đại.

Câu 5 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Có ý kiến cho rằng: Việt Bắc là bản tình ca về nghĩa tình của con người trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng cũng có ý kiến khẳng định:

Việt Bắc là bản hùng ca lịch sử về những năm tháng ra trận, chiến đấu và chiến thắng hào hùng. Em có nhận xét gì về các ý kiến trên?

Trả lời:

Mỗi ý kiến đều nêu đúng một phương diện nội dung của bài thơ Việt Bắc. Sở dĩ Việt Bắc là bản tình ca về nghĩa tình của con người trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp vì tác phẩm ca ngợi tình cảm gắn bó, thuỷ chung giữa đồng bào Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến (tâm tình người ở lại và người ra đi), ca ngợi vẻ đẹp trữ tình của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Tác phẩm có kết cấu đối đáp của các cuộc ca hát giao duyên, của trai gái yêu nhau; có lối xưng hô “mình – ta” của đôi lứa yêu nhau, của vợ chồng; có âm hưởng, nhạc điệu của những câu lục bát nhịp nhàng như ru vỗ lòng người.

Việt Bắc cũng là bản hùng ca lịch sử về những năm tháng ra trận, chiến đấu và chiến thắng hào hùng vì tác phẩm thể hiện không khí kháng chiến sôi nổi, tràn đầy khí thế với âm hưởng sử thi, tái hiện lại những chiến thắng làm nức lòng nhân dân cả nước.

Câu 6 trang 44 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đoạn trích bài thơ Việt Bắc đem đến cho em những hiểu biết nào về vẻ đẹp của con người Việt Nam kháng chiến chống thực Pháp?

Trả lời:

Đoạn trích bài thơ Việt Bắc cho thấy những vẻ đẹp sau đây của con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp:

+ Tình nghĩa, thuỷ chung, trước sau như một: “Ta với mình, mình với ta / Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”, “Ngày mai về lại thôn hương / Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về.”.

+ Giàu tình cảm yêu thương, biết chia ngọt sẻ bùi: “Thương nhau, chia củ sắn lùi / Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.

+ Lạc quan, yêu đời: “Nhớ sao ngày tháng cơ quan / Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.”.

+ Cần cù, chăm chỉ: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”.

Câu 7 trang 44 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau:

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

(Việt Bắc, Tố Hữu)

Và:

Con nhớ anh con, người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Chiếc áo nâu suốt một đời và rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

 

Con nhớ em con, thằng em liên lạc

Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ

Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc

Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư

 

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mể thức một mùa dài

Con với mể không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)

Trả lời:

Những câu thơ trong hai đoạn trích từ “Việt Bắc” của Tố Hữu và “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên đều mang đậm tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn đối với những con người và kỷ niệm trong quá khứ. Tố Hữu đã khắc họa một bức tranh sống động về cuộc sống gian khổ nhưng đầy tình người trong thời kỳ kháng chiến. Những hình ảnh như “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa”, và “chăn sui đắp cùng” thể hiện sự đoàn kết, sẻ chia giữa những người đồng chí. Tình cảm gắn bó, yêu thương được thể hiện qua những chi tiết giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Hình ảnh người mẹ “nắng cháy lưng” địu con lên rẫy bẻ ngô và lớp học “i tờ” với ánh đuốc sáng đêm khuya gợi lên sự hy sinh và nỗ lực không ngừng của những con người bình dị. Tất cả những kỷ niệm này được tác giả nhớ lại với lòng biết ơn và sự trân trọng, tạo nên một bức tranh đầy cảm xúc về quá khứ gian nan nhưng ấm áp tình người. Chế Lan Viên cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc qua những hình ảnh đầy xúc động về người anh du kích, thằng em liên lạc và người mẹ nuôi. Hình ảnh “chiếc áo nâu” của người anh du kích, dù rách nát nhưng vẫn được giữ gìn và trao lại cho người em, thể hiện sự hy sinh và tình cảm gắn bó. Thằng em liên lạc với những chuyến đi không ngừng nghỉ, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, là biểu tượng của sự kiên trì và lòng trung thành. Người mẹ nuôi với “lửa hồng soi tóc bạc” và sự chăm sóc tận tụy trong những ngày con đau bệnh, thể hiện tình yêu thương vô bờ bến. Những hình ảnh này không chỉ gợi lên lòng biết ơn mà còn là lời nhắc nhở về những giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Tố Hữu và Chế Lan Viên đã sử dụng những hình ảnh giản dị nhưng đầy ý nghĩa để khắc họa tình người và sự hy sinh. Đoạn thơ Việt Bắc không chỉ nhớ người mà còn nhớ cảnh, nhớ những khoảnh khắc của “ngày tháng cơ quan” trong kháng chiến, trong khi đó, đoạn thơ Tiếng hát con tàu tập trung thể hiện tình cảm của nhà thơ với nhân dân (người anh du kích, thằng em liên lạc, mế) – những người đã có công cưu mang, đùm bọc nhân vật trữ tình. Nếu Việt Bắc là khúc hát tâm tình cất lên từ những vần thơ lục bát du dương, êm ái thì Tiếng hát con tàu lại là những câu thơ tám chữ da diết như dài theo nỗi nhớ miên man của nhà thơ.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Văn tế, thơ hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên