SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Quan thanh tra

Với giải sách bài tập Văn 12 Quan thanh tra sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Quan thanh tra

Quảng cáo

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nối thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để tìm hiểu về thể loại hài kịch.

A

 

B

(1) Hài kịch

 

a) là toàn bộ hoạt động của nhân vật (lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,...) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch.

(2) Tình huống trong hài kịch

 

b) gồm lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) và chỉ dẫn sân khấu; gần với đời sống; bao gồm nhiều biện pháp như chơi chữ, nói lái, nói quá, nói lắp, nhại, tương phản,...; đối thoại thường được tổ chức theo cấu trúc tấn công - phản đòn, thăm dò – lảng tránh, cầu xin – từ chối, vu vạ – biện minh,...

(3) Xung đột trong hài kịch

 

c) một thể loại kịch, sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích thói hư tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡm, lỗi thời, trong đời sống.

(4) Nhân vật trong hài kịch

 

d) thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử,... trái với lẽ thường; vì vậy thường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười.

(5) Hành động trong hài kịch

 

e) tình thế, hoàn cảnh đặc biệt được phát hiện trong cuộc sống đời thường khiến cho mâu thuẫn, xung đột và thói hư tật xấu, tính cách đáng cười của nhân vật chuyển từ trạng thái tĩnh, tiềm ẩn sang trạng thái được bộc lộ.

(6) Ngôn ngữ trong hài kịch

 

g) gồm tạo tình huống hài hước, trớ trêu, giàu kịch tính, phóng đại (cường điệu, nói quá), cách diễn đạt phi lô gích, không hợp tình thế, điệu bộ gây cười, giễu nhại, vật hoá, tương phản, bỏ lửng lời thoại, “ông nói gà, bà nói vịt”,...

(7) Thủ pháp trào phúng trong hài kịch

 

h) “một thể loại kịch dựa vào xung đột bi đát của các nhân vật anh hùng, có kết thúc bi thảm và tác phẩm đầy chất thống thiết” (Lại Nguyên Ân)

 

 

i) thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả), cũng có khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.

Trả lời:

1-c; 2-e; 3-i; 4-d; 5-a; 6-b; 7-g.

Quảng cáo

Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

(1) Phong cách cổ điển là một phong cách của các tác phẩm văn học châu Âu, phát triển rực rỡ nhất ở nước Anh từ thế kỉ XVII đến đầu thế ki XIX.

 

 

(2) Phong cách cổ điển coi trọng chức năng xã hội, giáo huấn của văn học.

 

 

(3) Nhân vật trung tâm lí tưởng của phong cách cổ điển là những con người đặt lí trí lên trên tình cảm, phục tùng lợi ích quốc gia, dòng họ.

 

 

(4) Phong cách cổ điển phê phán các nhân vật đam mê dục vọng bản năng, đi ngược lại nguyên tắc tôn sùng lí trí.

 

 

(5) Nhân vật trong các tác phẩm mang phong cách cổ điển được tô đậm, nhấn mạnh để làm nổi bật một nét tính cách nào đó.

 

 

(6) Ở Việt Nam và một số nước phương Đông, phong cách cổ điển nổi bật trong tất cả các sáng tác thời hiện đại.

 

 

(7) Tính cách của nhân vật trong các tác phẩm mang phong cách cổ điển là sản phẩm của hoàn cảnh, biến đổi do tác động của hoàn cảnh.

 

 

(8) Phong cách cổ điển tạo ra những hệ thống quy định khắt khe cho mỗi thể loại.

 

 

Quảng cáo

Trả lời:

Phát biểu

Đúng

Sai

(1) Phong cách cổ điển là một phong cách của các tác phẩm văn học châu Âu, phát triển rực rỡ nhất ở nước Anh từ thế kỉ XVII đến đầu thế ki XIX.

 

(2) Phong cách cổ điển coi trọng chức năng xã hội, giáo huấn của văn học.

 

(3) Nhân vật trung tâm lí tưởng của phong cách cổ điển là những con người đặt lí trí lên trên tình cảm, phục tùng lợi ích quốc gia, dòng họ.

 

(4) Phong cách cổ điển phê phán các nhân vật đam mê dục vọng bản năng, đi ngược lại nguyên tắc tôn sùng lí trí.

 

(5) Nhân vật trong các tác phẩm mang phong cách cổ điển được tô đậm, nhấn mạnh để làm nổi bật một nét tính cách nào đó.

 

(6) Ở Việt Nam và một số nước phương Đông, phong cách cổ điển nổi bật trong tất cả các sáng tác thời hiện đại.

 

(7) Tính cách của nhân vật trong các tác phẩm mang phong cách cổ điển là sản phẩm của hoàn cảnh, biến đổi do tác động của hoàn cảnh.

 

(8) Phong cách cổ điển tạo ra những hệ thống quy định khắt khe cho mỗi thể loại.

 

Quảng cáo

Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đánh dấu √ vào những điều người đọc bắt buộc phải thực hiện khi đọc hiểu văn bản hài kịch.

(1) Đọc kĩ văn bản và tóm tắt cốt truyện của văn bản.

 

(2) Xem vở kịch được biểu diễn trên sân khấu để tóm tắt cốt truyện của văn bản.

 

(3) Tìm hiểu thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của vở kịch để có thêm căn cứ hiểu và suy luận ý nghĩa, thông điệp của vở kịch.

 

(4) Xác định xung đột, dạng xung đột và tình huống nảy sinh, phát triển xung đột.

 

(5) Tìm hiểu nhân vật trong hài kịch: xác định nhân vật nào là đối tượng của tiếng cười, phân tích tính cách của nhân vật được thể hiện qua tình huống, hành động, ngôn ngữ và thủ pháp trào phúng.

 

(6) Liên hệ, kết nối văn bản kịch với trải nghiệm của bản thân, với đời sống hiện tại để phân tích và đánh giá được tác động của tác phẩm hài kịch đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

 

(7) Nhập vai để biểu diễn vở kịch trong lớp học.

 

Trả lời:

(1) Đọc kĩ văn bản và tóm tắt cốt truyện của văn bản.

(2) Xem vở kịch được biểu diễn trên sân khấu để tóm tắt cốt truyện của văn bản.

 

(3) Tìm hiểu thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của vở kịch để có thêm căn cứ hiểu và suy luận ý nghĩa, thông điệp của vở kịch.

(4) Xác định xung đột, dạng xung đột và tình huống nảy sinh, phát triển xung đột.

(5) Tìm hiểu nhân vật trong hài kịch: xác định nhân vật nào là đối tượng của tiếng cười, phân tích tính cách của nhân vật được thể hiện qua tình huống, hành động, ngôn ngữ và thủ pháp trào phúng.

(6) Liên hệ, kết nối văn bản kịch với trải nghiệm của bản thân, với đời sống hiện tại để phân tích và đánh giá được tác động của tác phẩm hài kịch đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

(7) Nhập vai để biểu diễn vở kịch trong lớp học.

 

Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Nêu tình huống và xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra.

Trả lời:

- Tình huống kịch trong đoạn trích Quan thành tra: Đọc trộm thư của Khlét-xta-cốp, chủ sự bưu vụ phát hiện ra “Người công chức chúng ta tưởng là quan thanh tra, lại không phải là quan thanh tra” và thông báo cho tất cả đám quan chức trong thành phố khiến chúng sững sờ vì bất ngờ. (Sự nhầm lẫn (của thị trưởng và quan chức thành phố), sự lợi dụng nhầm lẫn (của Khiết-xta-cốp) bị lộ, sự thật được phơi bày).

- Xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra: Xung đột giữa Khlét xa cốp kẻ đã láu cá tranh thủ “đục nước béo cờ” khi bị đám quan chức tướng nhằm hắn là quan thanh tra - với tất cả đám quan chức, quý tộc quan liêu, bịp bợm, thối tha trong thành phố gồm: thị trưởng, chủ sự bưu vụ, viện trưởng viện tế bần, kiểm học, chánh án,..

Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tìm thông tin ở cột B phù hợp với nhân vật ở cột A.

A

 

B

(1) Thị trưởng

 

a) giống thằng Mi-khê-ép gác cổng ở bưu vụ y hệt, chắc nó cũng chè rượu và bần tiện như thế

(2) Chủ sự bưu vụ

 

b) người sặc mùi hành

(3) Viện trưởng viện tế bần

 

c) mình ở nhà thị trưởng, ăn uống thả cửa, lại tán tỉnh mạnh cả vợ và con gái lão ta

(4) Kiểm học

 

d) là một con lợn chính cống đội mũ nồi

(5) Chánh án

 

e) ngu như một con ngựa thiên lông xám

 

 

g) hết sức mô-ve-tông

Trả lời:

1-e, 2-a, 3-d, 4-b, 5-g.

Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đọc kĩ lời thoại của thị trưởng, từ “(đập đập tay lên trán): Sao ấy à?...” đến “... Trả lời xem nào.” (SGK, trang 55). Chỉ ra trong những lời thoại dưới đây của thị trưởng, lời thoại nào là đối thoại, lời thoại nào có màu sắc độc thoại, lời thoại nào có màu sắc bàng thoại?

Lời thoại

Kiểu lời thoại

(đối thoại, độc thoại, bàng thoại)

a) “Sao ấy à?”.

 

b) “Trông này, trông này, cả bàn dân thiên hạ, hết thảy những người tin đạo, mọi người hãy nhìn xem thằng thị trưởng bị lừa này! Nó là đồ ngu ngốc, thằng già ngu ngốc khốn kiếp.

 

c) “Hừ, thằng to đầu mà dại kia! Mày đã nhầm một cục đất, một miếng giẻ rách với một nhân vật quan trọng! Thế là bây giờ nó cưỡi xe đi nhong nhong váng lên trên đường! Không những thế, nó còn đem chuyện đi khắp thế giới kể ra để mua vui cho thiên hạ.”.

 

d) “Vậy mà bỗng dưng tất cả đều gào lên: quan thanh tra, quan thanh tra? Hử, đứa nào réo lên đầu tiên cái thằng ấy là quan thanh tra? Trả lời xem nào?”.

 

Trả lời:

Lời thoại

Kiểu lời thoại

(đối thoại, độc thoại, bàng thoại)

a) “Sao ấy à?”.

Đối thoại (trả lời câu hỏi của nhân vật Am-mốt Phi-ô-đo-rô-vích)

b) “Trông này, trông này, cả bàn dân thiên hạ, hết thảy những người tin đạo, mọi người hãy nhìn xem thằng thị trưởng bị lừa này! Nó là đồ ngu ngốc, thằng già ngu ngốc khốn kiếp.

Lời thoại mang màu sắc bàng thoại (nói với tất cả mọi người, cả bàn dẫn thiên hạ chứ không phải chỉ nói với các nhân vật trên sân khấu kịch)

c) “Hừ, thằng to đầu mà dại kia! Mày đã nhầm một cục đất, một miếng giẻ rách với một nhân vật quan trọng! Thế là bây giờ nó cưỡi xe đi nhong nhong váng lên trên đường! Không những thế, nó còn đem chuyện đi khắp thế giới kể ra để mua vui cho thiên hạ.”.

Độc thoại (nói với chính mình)

d) “Vậy mà bỗng dưng tất cả đều gào lên: quan thanh tra, quan thanh tra? Hử, đứa nào réo lên đầu tiên cái thằng ấy là quan thanh tra? Trả lời xem nào?”.

Đối thoại (nói với các nhân vật khác trên sân khấu kịch – ngay sau đó là cấu trả lời của các nhân vật khác)

Câu 7 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Hoàn thành thông tin trong bảng dưới đây để chỉ ra mỗi lời thoại là của nhân vật nào và thể hiện thói tật, tính cách đáng cười gì của nhân vật.

Lời thoại

Nhân vật

Thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật được thể hiện qua lời thoại

Mẫu:“Có người mang đến Nhà Bưu vụ cho tôi. Tôi nhìn vào bì thư, xem gửi cho ai, thấy đề: Phố Nhà Bưu vụ. Tôi tái mặt, nghĩ thầm: Hừ, chắc hắn biết chuyện gì không tốt về

Nhà Bưu vụ, nên báo cho quan trên. Tôi liền bóc ra xem”.

Mẫu: Chủ sự bưu vụ

Mẫu:

– Xâm phạm bí mật thư tín.

– Có tật giật mình, luôn lo lắng, sợ hãi bị cáo giác lên quan trên.

(1) “Sao ông lại dám nói biết thế quỷ nào Ngài là ai? Tôi hạ lệnh bắt ông.”; “Ông phải biết Ngài cưới con gái tôi, tôi sẽ thành quan to có uy quyền, tôi sẽ đày ông đi Xi-bia, rõ không?”

 

 

(2) “Trong khi đi đường, mình đánh bạc với một thằng cha quan ba, bị nhẵn túi không còn gì để trả tiền ăn trọ; mình đang bị chủ quán doạ bỏ tù [...] Cậu có nhớ hai thằng chúng mình bị túng quẫn như thế nào không, có nhớ chúng mình đi ăn lừa thế nào không, và một lần thằng cha chủ hiệu bánh nó đã tóm cổ áo mình vì mình ăn bánh ngọt quỵt tiền không?”.

 

 

(3) “Ba mươi năm trời, tôi làm việc quan, không có một thằng nhà buôn, một thằng thầu khoán nào có thể bịp được tôi, tôi đã lừa được những thằng đểu giả thạo nghề lừa lọc, những thằng cáo già tinh ma quỷ quái nhất; tôi đã bịp được cả ba thằng tổng đốc! Tổng đốc ấy....

 

 

(4) “Tất cả bọn văn sĩ văn siếc ấy, hừ, đồ sâu tằm, đồ ưa tự do khốn kiếp, cái giống quỷ quái, ông thì trói tròn tất cả chúng nó lại, ông thì nghiền nát tất cả chúng ra như cám, giẫm bẹp chúng nó, quẳng xác cho quỷ nó tha đi!”

 

 

Trả lời:

Lời thoại

Nhân vật

Thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật được thể hiện qua lời thoại

Mẫu:“Có người mang đến Nhà Bưu vụ cho tôi. Tôi nhìn vào bì thư, xem gửi cho ai, thấy đề: Phố Nhà Bưu vụ. Tôi tái mặt, nghĩ thầm: Hừ, chắc hắn biết chuyện gì không tốt về

Nhà Bưu vụ, nên báo cho quan trên. Tôi liền bóc ra xem”.

Mẫu: Chủ sự bưu vụ

Mẫu:

– Xâm phạm bí mật thư tín.

– Có tật giật mình, luôn lo lắng, sợ hãi bị cáo giác lên quan trên.

(1) “Sao ông lại dám nói biết thế quỷ nào Ngài là ai? Tôi hạ lệnh bắt ông.”; “Ông phải biết Ngài cưới con gái tôi, tôi sẽ thành quan to có uy quyền, tôi sẽ đày ông đi Xi-bia, rõ không?”

Thị trưởng

- Ham mê quyền lực, háo danh.

- Lạm dụng quyền lực.

(2) “Trong khi đi đường, mình đánh bạc với một thằng cha quan ba, bị nhẵn túi không còn gì để trả tiền ăn trọ; mình đang bị chủ quán doạ bỏ tù [...] Cậu có nhớ hai thằng chúng mình bị túng quẫn như thế nào không, có nhớ chúng mình đi ăn lừa thế nào không, và một lần thằng cha chủ hiệu bánh nó đã tóm cổ áo mình vì mình ăn bánh ngọt quỵt tiền không?”.

Chủ sự bưu vụ

- Ham cờ bạc, có thói ăn quỵt

(3) “Ba mươi năm trời, tôi làm việc quan, không có một thằng nhà buôn, một thằng thầu khoán nào có thể bịp được tôi, tôi đã lừa được những thằng đểu giả thạo nghề lừa lọc, những thằng cáo già tinh ma quỷ quái nhất; tôi đã bịp được cả ba thằng tổng đốc! Tổng đốc ấy....

Thị trưởng

- Lừa lọc

(4) “Tất cả bọn văn sĩ văn siếc ấy, hừ, đồ sâu tằm, đồ ưa tự do khốn kiếp, cái giống quỷ quái, ông thì trói tròn tất cả chúng nó lại, ông thì nghiền nát tất cả chúng ra như cám, giẫm bẹp chúng nó, quẳng xác cho quỷ nó tha đi!”

Thị trưởng

- Luôn tỏ ra trịnh trọng, hiểu biết.

- Tính cách xấu xa, lố bịch.

Câu 8 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Nhân vật tích cực trong đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười. Hãy nêu ý kiến của em về quan điểm đó.

Trả lời:

Theo Gô-gôn: “Tôi tiếc rằng không ai nhận thấy một nhân vật trung thực, cao thượng, hoạt động trong suốt vở kịch từ đầu đến cuối. Nhân vật trung thực và cao thượng đó là cái cười”.

- Tiếng cười trong đoạn trích đã phơi bày tất cả sự thật thối nát của bộ máy quan lại và quý tộc trong xã hội đương thời. Tiếng cười giúp người đọc nhận rõ bản chất xã hội. Tiếng cười chĩa mũi nhọn phê phán, đả kích tất cả các thói hư, tật xấu, tệ nạn,... cần lên án. Gô-gôn chia sẻ: “Trong Quan thanh tra, tôi có ý định tập hợp thành một đống và biến thành trò cười tất cả những điều xấu xa ở Nga mà tôi được biết, tất cả những điều bất công đã xảy ra ở những nơi và trong những trường hợp đòi hỏi người ta phải công bằng nhiều nhất”. Tất cả chúng là những gương mặt méo mó từ bản chất. Và thái độ của tác giả bộc lộ trực tiếp ngay qua lời đề từ ; “Mặt mày méo mó, đừng đổ tại gương” (tục ngữ Nga), Với vở kịch “Quan thanh tra”, trong từ vựng Nga có thêm một từ ngữ mới: Khlét-xta-cốp-si-na (thói Khlét-xta-cốp) chỉ “những biểu hiện cực đoan của chủ nghĩa cá nhân danh lợi, những hành động của một kẻ tầm thường, rỗng tuếch, hèn nhát, nhưng đã trâng tráo khoe khoang khoác lác, lừa lọc để mọi người tưởng lầm rằng y là một con người hoàn toàn khác

- Tiếng cười thúc đẩy sự phản kháng, đấu tranh để loại bỏ cái tồi tệ, cái xấu, cái ác trong xã hội, mở đường cho sự đi tới của cái tích cực, tiến bộ. Tiếng cười chính là nhân vật trung thực và dũng cảm trong vở hài kịch này.

Câu 9 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Thông điệp chính của đoạn trích là gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hiện nay?

Trả lời:

- Thông điệp chính của đoạn trích là vấn nạn đạo đức và tham nhũng trong xã hội ngày nay. Quan lại địa phương vốn là những kẻ tham nhũng vô cùng lo sợ, tìm mọi cách để mua chuộc, hối lộ cho quan thanh tra. Ngay khi nhận tin Khlet- xta- cốp là quan thanh tra thì nhanh chóng lấy lòng bằng cách bày ra những bữa ăn ngon, cho vay tiền thoải mái, thậm chí, ngài thị trưởng vì khát vọng thăng công tiến chức mà hiến cả con gái hòng lấy lòng vị “quan thanh tra” giả này. Đoạn trích đã vạch trần bản chất của bộ máy quan chức mục nát dưới chế độ Sa hoàng.

- Qua thông điệp của đoạn trích như gửi đến một lời phê phán hiện thực xã hội khi nạn tham nhũng đang len lỏi và âm ỉ trong từng bộ máy chính quyền và cũng như một lời nhắc nhở cho sự ngu dốt và mục nát của chính quyền sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 2: Hài kịch hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên