Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới trang 65 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới trang 65 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
Câu 4 trang 65 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Không có gì bất thường vào chiều ngày 05/12/2022, cho đến khi ông Võ Minh Thảo (48 tuổi, Vĩnh Long) thấy mực nước mương dâng cao dồn dập. Ông vội vã lao về nhà. Vừa chạy, ông vừa gọi người nhờ kê cao đồ đạc lên cho khỏi ngập. Lúc đó, ông chỉ nghĩ nước dâng cao sẽ tràn vô nhà như lũ cuốn.
Ông đã lầm. Đặt chân đến nhà, ông thấy mảnh vườn trước của biến mất, bỏ lại căn nhà chơi vơi ngay mé sông. Đất liên tục sạt xuống, khoét sâu vào bờ hàng trăm mét. [...] Hơn 10 phút sau, lở đã đuổi đến chân nhà. Đất rơi, tường nứt, mái tôn vặn vẹo. Chưa tới một giờ từ lúc thấy con đề võ, căn nhà cấp bốn cùng hơn 1.000 chậu lan và vườn cây ăn trái 9 công đất của gia đình đã nằm sâu dưới lòng sông. Gia tài dành dụm từ đời cha phút chốc bị nhấn chìm. Điều duy nhất khiến ông nhẹ lòng là mẹ và các con không ở nhà khi đó. Mất của, nhưng cả gia đình nguyên vẹn.
Từ trên cao, bãi bồi như “lát bánh mì” bị dòng sông đang “đói” ngoạm mất một mảng lớn. Hôm đó, cù lao An Bình sạt lở hơn 41 500 m3, khiến 30 hộ dân rơi vào cảnh mất nhà, tài sản, thiệt hại lên đến 35 tỉ đồng.
Sạt lở bất thường không phải chuyện của riêng tỉnh Vĩnh Long, mà là nỗi đau chung của hàng triệu dân miền Tây từ hai thập kỉ nay. Tình trạng sạt lở bờ sông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức báo động với 585 điểm, dài trên 741 km. Trong đó, 87 điểm với 135 km thuộc nhóm đặc biệt nguy hiểm - ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư, hạ tầng quan trọng dù được bảo vệ bởi đê.
Còn lại là sạt lở nguy hiểm (L55 điểm 306 km) và bình thường (343 điểm 300 km), Sạt lở bờ sông, kênh, rạch tập trung ở các tỉnh dầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, và các khu vực chuyển tiếp giữa vùng chịu ảnh hưởng của triều và thượng nguồn như Cần Thơ, Tiền Giang, Vinh Long, đến ven biển như Cà Mau, Sóc Trăng. Theo các chuyên gia, từ năm 1992 đến nay, sạt lở thoát ra khỏi quy luật tự nhiên và ngày càng tăng cấp.
(Theo Hoàng Nam, Thu Hằng, Hoàng Khánh, Thanh Hạ, Dòng Mê Kông “giận dữ”)
a. Nếu thông tin cơ bản của đoạn trích.
b. Chỉ ra dữ liệu và ý kiến của người viết trong đoạn trích.
c. Xác định dữ liệu trong đoạn trích trên là dữ liệu sơ cấp hay dữ liệu thứ cấp, Phân tích tác dụng của việc sử dụng những dữ liệu ấy,
d. Tìm và phân tích tác dụng của (những) biện pháp tu từ được sử dụng trong cấu văn: Từ trên cao, bãi bởi như “lát bánh mì” bị dòng sông dang “đói” ngoạm mất một mảng lớn.
Trả lời:
a. Thông tin cơ bản của đoạn trích: Khái quát về tình trạng sạt lở bờ sông dang ở mức báo động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
b. Ý kiến của người viết trong đoạn trích: Sạt lở bất thường không phải chuyển của riêng tỉnh Vĩnh Long, mà là nỗi đau chung của hàng triệu dân miền Tây từ hai thập kỉ nay; Tình trạng sạt lở bờ sống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức báo động
Dữ liệu trong đoạn trích: Câu chuyện của ông Võ Minh Thảo, những con số phản ảnh tình trạng sạt lở bờ sống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và ý kiến của các chuyên gia về tình trạng sạt lở ở khu vực này từ năm 1992 đến nay.
c. Đoạn trích sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu sơ cấp trong đoạn trích: câu chuyện sạt lở xảy ra ngày 05/12/2022 tại chính mảnh vườn của gia đình mình do ông Võ Minh Thảo (18 tuổi, Vĩnh Long) kể lại.
- Dữ liệu thứ cấp trong đoạn trích:
+ Những con số phản ánh tình trạng sạt lở bờ sống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do Cục quản lí đê điều và Phòng, chống thiên tại; Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, WWF – Việt Nam cung cấp theo chú thích từ bài viết.
+ Ý kiến của các chuyên gia về tình trạng sạt lở ở khu vực này từ năm 1992 đến nay.
- Tác dụng của việc sử dụng các dữ liệu trên: Dữ liệu sơ cấp cung cấp thông tin được tường thuật trực tiếp từ nhân chứng của một vụ sạt lở để tạo cơ sở đáng tin cậy cho việc trình bày về những mất mát mà người dân vùng sạt lở đang phải gánh chịu; dữ liệu thứ cấp giúp người đọc bao quát một phạm vi thông tin dữ liệu rộng hơn, sâu sắc hơn về tình trạng sạt lở ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời giúp nhóm tác giả có căn cứ xác đáng để củng cố cho ý kiến “Tình trạng sạt lở bờ sống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức báo động”.
d. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh (bãi bồi như “lát bánh mì”), nhân hoá (dòng sông đang “đói” ngoạn mất một mảng lớn).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 9 Đọc trang 64, 65, 70 hay khác:
- Câu 1 trang 64 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Việc các phần, đoạn, câu trong văn bản thông tin đều cùng bàn về một chủ đề và được sắp xếp theo trình tự, bố cục hợp lí là sự thể hiện của tính chất nào?
- Câu 2 trang 65 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định kiểu bố cục tương ứng với một số nhóm từ ngữ cụ thể có thể được dùng để liên kết các phần, đoạn, câu trong văn bản sử dụng kiểu bố cục ấy.
- Câu 3 trang 65 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra điểm giống, khác nhau giữa dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp trong văn bản thông tin.
- Câu 1 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định kiểu bố cục của văn bản. Nhận xét mức độ phù hợp giữa nhan đề với nội dung của văn bản. Đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và lí giải cơ sở đề xuất của bạn.
- Câu 2 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Văn bản được xem là loại dữ liệu gì? Căn cứ vào đâu bạn có thể xác định như vậy?
- Câu 3 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định thông tin cơ bản và các chi tiết của phần văn bản Nguyên nhân và hậu quả của việc các dòng sông bị xâm hại. Phân tích vai trò của các chi tiết trong phần văn bản trên.
- Câu 4 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định để tài của văn bản. Đề tài ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay?
- Câu 5 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chọn một phần của văn bản mà theo bạn có thể sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ để biểu đạt thông tin.
- Câu 6 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bạn đánh giá như thế nào về quan điểm: “Phát triển là cần thiết nhưng không thể đánh đổi bằng mọi giá, phải có biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại”
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Văn 12 Bài 7: Trong ánh đèn thành thị (Tiểu thuyết hiện đại)
SBT Văn 12 Bài 8: Hai tay xây dựng một sơn hà (Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST