SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 Đọc trang 64, 65, 70

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 9 Đọc trang 64, 65, 70 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 Đọc trang 64, 65, 70

Quảng cáo

Câu 1 trang 64 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Việc các phần, đoạn, câu trong văn bản thông tin đều cùng bàn về một chủ đề và được sắp xếp theo trình tự, bố cục hợp lí là sự thể hiện của tính chất nào?

a. Tính mạch lạc

b. Tính liên kết

c. Tính chặt chẽ

d. Tính thống nhất

Trả lời:

Chọn đáp án: a. Tính mạch lạc

Câu 2 trang 65 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định kiểu bố cục tương ứng với một số nhóm từ ngữ cụ thể có thể được dùng để liên kết các phần, đoạn, câu trong văn bản sử dụng kiểu bố cục ấy.

Quảng cáo

Kiểu bố cục

Từ ngữ liên kết giữa các phần, đoạn, câu

a………..

a. Trước tiên, đầu tiên, tiếp theo, kế tiếp, sau đó, khi, cuối cùng,...

b..............

b. Phía trước, đằng sau, trong..., ngoài..., trước..., sau..., trên..., dưới..., kế bên/ bên cạnh,...

c..............

c. Trước tiên, cuối cùng, chủ yếu, sau đó, quan trọng hơn là,...

d..............

d. – Cũng, tương tự như, hơn thế nữa, mặc dù, tuy nhiên, trái với, mặt khác, không giống với giống với,...

− Vì, bởi vì, kết quả là, do đó, nên,

− Vấn đề, lí do, nguyên nhân, đề xuất, kết luận,...

Trả lời:

Kiểu bố cục

Từ ngữ liên kết giữa các phần, đoạn, câu

a. Trật tự thời gian

a. Trước tiên, đầu tiên, tiếp theo, kế tiếp, sau đó, khi, cuối cùng,...

b. Trật tự không gian

b. Phía trước, đằng sau, trong..., ngoài..., trước..., sau..., trên..., dưới..., kế bên/ bên cạnh,...

c. Mức độ quan trọng của thông tin

c. Trước tiên, cuối cùng, chủ yếu, sau đó, quan trọng hơn là,...

d. Trật tự logic

d. – Cũng, tương tự như, hơn thế nữa, mặc dù, tuy nhiên, trái với, mặt khác, không giống với giống với,...

− Vì, bởi vì, kết quả là, do đó, nên,

− Vấn đề, lí do, nguyên nhân, đề xuất, kết luận,...

Quảng cáo

Câu 3 trang 65 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra điểm giống, khác nhau giữa dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp trong văn bản thông tin.

Trả lời:

Điểm giống: Đều là những dữ liệu mà dựa vào đó, người nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận đáng tin cậy.

Điểm khác nhau:

- Dữ liệu sơ cấp:

+ Dữ liệu gốc, thường chưa được phân tích, diễn giải, xử lí.

+ Cung cấp thông tin chưa được xử lí hoặc bằng chứng, báo cáo, sự tường thuật trực tiếp, đầu tiên về một sự việc/ hiện tượng hoặc một phát hiện mới

- Dữ liệu thứ cấp: 

+ Cung cấp thông tin đã được người viết xử lý, kể lại, mô tả, tóm tắt, tổng hợp hoặc những diễn giải, đánh giá từ những nguồn dữ liệu sơ cấp.

+ Tiêu biểu cho dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu trong các sách, báo, tạp chí… 

Quảng cáo

Câu 4 trang 65 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Không có gì bất thường vào chiều ngày 05/12/2022, cho đến khi ông Võ Minh Thảo (48 tuổi, Vĩnh Long) thấy mực nước mương dâng cao dồn dập. Ông vội vã lao về nhà. Vừa chạy, ông vừa gọi người nhờ kê cao đồ đạc lên cho khỏi ngập. Lúc đó, ông chỉ nghĩ nước dâng cao sẽ tràn vô nhà như lũ cuốn.

Ông đã lầm. Đặt chân đến nhà, ông thấy mảnh vườn trước của biến mất, bỏ lại căn nhà chơi vơi ngay mé sông. Đất liên tục sạt xuống, khoét sâu vào bờ hàng trăm mét. [...] Hơn 10 phút sau, lở đã đuổi đến chân nhà. Đất rơi, tường nứt, mái tôn vặn vẹo. Chưa tới một giờ từ lúc thấy con đề võ, căn nhà cấp bốn cùng hơn 1.000 chậu lan và vườn cây ăn trái 9 công đất của gia đình đã nằm sâu dưới lòng sông. Gia tài dành dụm từ đời cha phút chốc bị nhấn chìm. Điều duy nhất khiến ông nhẹ lòng là mẹ và các con không ở nhà khi đó. Mất của, nhưng cả gia đình nguyên vẹn.

Từ trên cao, bãi bồi như “lát bánh mì” bị dòng sông đang “đói” ngoạm mất một mảng lớn. Hôm đó, cù lao An Bình sạt lở hơn 41 500 m3, khiến 30 hộ dân rơi vào cảnh mất nhà, tài sản, thiệt hại lên đến 35 tỉ đồng.

Sạt lở bất thường không phải chuyện của riêng tỉnh Vĩnh Long, mà là nỗi đau chung của hàng triệu dân miền Tây từ hai thập kỉ nay. Tình trạng sạt lở bờ sông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức báo động với 585 điểm, dài trên 741 km. Trong đó, 87 điểm với 135 km thuộc nhóm đặc biệt nguy hiểm - ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư, hạ tầng quan trọng dù được bảo vệ bởi đê.

Còn lại là sạt lở nguy hiểm (L55 điểm 306 km) và bình thường (343 điểm 300 km), Sạt lở bờ sông, kênh, rạch tập trung ở các tỉnh dầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, và các khu vực chuyển tiếp giữa vùng chịu ảnh hưởng của triều và thượng nguồn như Cần Thơ, Tiền Giang, Vinh Long, đến ven biển như Cà Mau, Sóc Trăng. Theo các chuyên gia, từ năm 1992 đến nay, sạt lở thoát ra khỏi quy luật tự nhiên và ngày càng tăng cấp.

(Theo Hoàng Nam, Thu Hằng, Hoàng Khánh, Thanh Hạ, Dòng Mê Kông “giận dữ”)

a. Nếu thông tin cơ bản của đoạn trích.

b. Chỉ ra dữ liệu và ý kiến của người viết trong đoạn trích.

c. Xác định dữ liệu trong đoạn trích trên là dữ liệu sơ cấp hay dữ liệu thứ cấp, Phân tích tác dụng của việc sử dụng những dữ liệu ấy,

d. Tìm và phân tích tác dụng của (những) biện pháp tu từ được sử dụng trong cấu văn: Từ trên cao, bãi bởi như “lát bánh mì” bị dòng sông dang “đói” ngoạm mất một mảng lớn.

Trả lời:

a. Thông tin cơ bản của đoạn trích: Khái quát về tình trạng sạt lở bờ sông dang ở mức báo động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

b. Ý kiến của người viết trong đoạn trích: Sạt lở bất thường không phải chuyển của riêng tỉnh Vĩnh Long, mà là nỗi đau chung của hàng triệu dân miền Tây từ hai thập kỉ nay; Tình trạng sạt lở bờ sống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức báo động

Dữ liệu trong đoạn trích: Câu chuyện của ông Võ Minh Thảo, những con số phản ảnh tình trạng sạt lở bờ sống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và ý kiến của các chuyên gia về tình trạng sạt lở ở khu vực này từ năm 1992 đến nay.

c. Đoạn trích sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:

- Dữ liệu sơ cấp trong đoạn trích: câu chuyện sạt lở xảy ra ngày 05/12/2022 tại chính mảnh vườn của gia đình mình do ông Võ Minh Thảo (18 tuổi, Vĩnh Long) kể lại.

- Dữ liệu thứ cấp trong đoạn trích:

+ Những con số phản ánh tình trạng sạt lở bờ sống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do Cục quản lí đê điều và Phòng, chống thiên tại; Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, WWF – Việt Nam cung cấp theo chú thích từ bài viết.

+ Ý kiến của các chuyên gia về tình trạng sạt lở ở khu vực này từ năm 1992 đến nay.

- Tác dụng của việc sử dụng các dữ liệu trên: Dữ liệu sơ cấp cung cấp thông tin được tường thuật trực tiếp từ nhân chứng của một vụ sạt lở để tạo cơ sở đáng tin cậy cho việc trình bày về những mất mát mà người dân vùng sạt lở đang phải gánh chịu; dữ liệu thứ cấp giúp người đọc bao quát một phạm vi thông tin dữ liệu rộng hơn, sâu sắc hơn về tình trạng sạt lở ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời giúp nhóm tác giả có căn cứ xác đáng để củng cố cho ý kiến “Tình trạng sạt lở bờ sống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức báo động”.

d. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh (bãi bồi như “lát bánh mì”), nhân hoá (dòng sông đang “đói” ngoạn mất một mảng lớn).

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu

VĂN BẢN

HÃY CỨU LẤY CÁC DÒNG SỐNG!

Theo Văn Tuấn

Nước ta được thiên nhiên ưu đãi khi có một hệ thống sông ngòi dày đặc. Điều ấy đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống sông ngòi Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại và ô nhiễm nặng nề. Đề cập đến vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC).

Môi trường nước ở một số dòng sông đang bị xâm hại

Phóng viên: Nguồn nước là tài sản quốc gia, luôn cần được bảo vệ. Thế nhưng, trong vài thập niên trở lại đây, sông ngòi nước ta đang bị đối xử tàn tệ. Vì lợi nhuận, con người đã phớt lờ những cảnh báo tác hại của việc huỷ hoại môi trường nước, xâm hại những dòng sông. Ông có thể khái quát về điều đó được không?

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ: Việt Nam ở vùng nhiệt đới gió mùa nên được thiên nhiên ưu đãi, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Điều đó rất thuận lợi để phát triển các khu dân cư và nông nghiệp. Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 3.000 con sông.

Hằng năm, lưu lượng nước chảy qua hệ thống sông ngòi đổ ra biển ở nước ta khoảng 830 – 840 tỉ mét khối, tuỳ thời tiết mỗi năm. [...] Tuy nhiên, nguồn nước ở Việt Nam có một đặc điểm là phụ thuộc rất lớn nguồn nước từ nước ngoài (63% nước chảy từ nước ngoài vào). Sông Hồng có 39% nước từ Trung Quốc, 1% từ Lào. Đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta chỉ có 5% lượng nước, 95% nước chảy về từ thượng nguồn, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, 6% từ Tây Nguyên (nhưng chảy qua Lào, Campuchia trước rồi mới chảy về Việt Nam). Đó là bức tranh khái quát về nguồn nước ở Việt Nam.

Tuy nhiên, đến bây giờ chúng ta mới trăn trở về câu chuyện sông ngòi ở Việt Nam. Tại sao vậy? Sau những năm 90 của thế kỉ trước, khi chúng ta chú trọng phát triển kinh tế thì bắt đầu cần năng lượng. Nguồn năng lượng dễ chịu nhất, phát triển nhanh nhất là thuỷ điện. [...] Theo kết quả do VRN mới công bố, hệ thống Sông Hồng – Thái Bình, Sông Mã, Sông Cả, Sông Hương, Sông Ba, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Sêrêpôk, sông Sê San, sông Mê Kông đang có hàng ngàn đập và đập thuỷ điện lớn, nhỏ. Tốc độ phát triển thuỷ điện ồ ạt như vậy chắc chắn tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái. Người ta gọi đó là việc chinh phục dòng sông, nhưng theo tôi, cách gọi như vậy rất sai. Sau khi đi thực tế, tìm hiểu, tôi nghĩ rằng, các dòng sông là tài nguyên, vật thể nuôi sống cả quốc gia thì không thể gọi quá trình tác động đến các con sông là chinh phục các dòng sông. Chúng ta phát triển nên phải đánh đổi tài nguyên nước để lấy cái lợi lớn hơn, và ở góc độ nào đó chúng ta chấp nhận thiệt hại. Đấy là hình thức xâm hại tài nguyên thiên nhiên. Những năm 2012 – 2013, VRN trình bày với Quốc hội rằng, việc phát triển thuỷ điện một cách ồ ạt như vậy là không ổn. Nó gây tác động lớn đến môi trường sống, tàn phá rừng, nguyên nhân chính dẫn đến việc di dân,... Năm 2013, Quốc hội đã ra nghị quyết, tạm dừng và đưa ra khỏi quy hoạch 483 thuỷ điện. [1]

Việc xâm hại sông ngòi ở Hà Nội là một điển hình. Các dòng sống ở xung quanh Thủ đô bị lấn chiếm, xâm hại nghiêm trọng. [...] Tương tự, đi vào miền Trung, miền Nam, vấn đề xâm hại hành lang thoát lũ là đáng báo động. Tôi có thể khẳng định, 100% các dòng sông của Việt Nam ở mức độ khác nhau đều bị xâm hại...

Con sông liên tỉnh là tài sản chung của quốc gia, không ai có quyền đổ đất xuống sông để lấn chiếm. [...] Chúng ta không coi dòng sông là mạch máu, cư xử với ng một cách cưỡng bức thì cơ thể quốc gia sẽ được nhận lại như vậy. Những người quản lí dòng sông dường như chưa ý thức được sông ngòi là tài sản quý báu của quốc gia, mà đã là tài sản quốc gia thì cần phải được quản lí theo luật.

Nguyên nhân và hậu quả của việc các dòng sông bị xâm hại

Phóng viên: Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, hằng ngày, các con sông nước ta phải tiếp nhận 1,1 triệu mét khối nước thải công nghiệp, đến năm 2020, con số này khả năng sẽ tăng lên 2,4 triệu mét khối. Nếu tình trạng xâm hại các dòng sông không được ngăn chặn và đẩy lùi thì các con sông sẽ bị chết dần chết mòn vì ô nhiễm. Khi đó, con người sẽ phải chịu luật “nhân quả” của thiên nhiên. Theo ông, “quả báo” của tình trạng xâm hại các dòng sông sẽ như thế nào?

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ: Tất cả là do vấn đề xâm hại từ thượng nguồn. Sự xâm hại ở khía cạnh xâm lấn sẽ làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông. Về vấn đề xói lở, chúng ta đã thấy rõ nhiều làng mạc biến mất rất nhanh, trước đây ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, hiện tại là ở Đồng bằng sông Cửu Long chúng ta thấy rất rõ. Câu chuyện sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long chính là vì chúng ta không có quy hoạch tốt, không có quy hoạch tử tế. Người dân ở đó áp sát các dòng sông.

Hiện nay, dòng chảy Sông Hồng ở Hà Nội bị biến đổi khủng khiếp, có chỗ sâu xuống 8 mét. Hình dung như vậy để thấy rằng, nước ở trên chảy xuống bao nhiêu thì tụt xuống “hũm” ấy bấy nhiêu, lấy đâu ra nước để qua các cống, chảy vào các dòng sông ở nội thành? Chính vì vậy, đã có ý kiến xây đập ở Hà Nội để nâng mực nước lên. Với tôi, đó là điều kinh khủng, tác động ghê gớm về mặt môi trường.

Câu chuyện xâm hại thứ hai là khai thác cát, cả trái phép và có phép. [...] Đó là loại xâm hại dễ nhìn thấy.

Một loại xâm hại nữa là các tác động gây ra ô nhiễm cho các dòng sông. Ô nhiễm từ đô thị, khu công nghiệp và nông nghiệp dẫn đến nguồn nước bị thoái hoá và cạn kiệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường phải thốt lên, hiện nay ở Hà Nội có sáu con sông đã chết và đang “chết dần, chết mòn”, đó là: Sông Lừ, Sống Sét, sống Kim Ngưu, sông Tô Lịch; hai con sông lớn trong tình trạng “sống dở, chết dở” là Sông Đáy và Sông Nhuệ. Hãy nhìn xem, những mạch máu sống đó của chúng ta đang bị huỷ hoại. Thử hỏi có ai dám dùng nước từ các con sông đó khi chúng đều đã trở thành sông nước thải. Nguồn nước ô nhiễm không dùng được là hỏng, là nước chết. Tất cả sự xâm hại ấy đều tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Dần dần chúng ta sẽ mất cuộc sống bình yên. [2]

[...]

Một số biện pháp giải cứu các dòng sông

Phóng viên: Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải giải cứu, trả lại sự trong sạch cho những dòng sông. Đó cũng là một trong những điều kiện bảo đảm cho cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Để thực hiện điều đó, theo ông, chúng ta cần có giải pháp gì?

Tiến sĩ Đào Trọng Tử: Tại Diễn đàn Nước thế giới (WWF) được tổ chức lần thứ bảy ở Hàn Quốc, cơ quan quản lí nước của Pháp đã đưa ra thông điệp “Hãy trả lại cho các dòng sông không gian sống” để chúng có thể giúp chúng ta ngăn ngừa biến đổi khí hậu và thiên tai. Ngoài ra, diễn đàn cũng kiến nghị trả lại vùng đất ướt, không gian ngập nước tự nhiên. Tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ lí thuyết nhưng có thể thấy, trên thế giới, người ta đang nhận thức vấn đề bảo vệ các dòng sông và nguồn nước trở nên rất bức thiết.

Trở lại vấn đề giải cứu các dòng sông của nước ta. Chúng ta đã có Luật Tài nguyên nước năm 2012, đã có Nghị định quản lí lưu vực sông năm 2008 và thành lập Uỷ ban Quản lí các lưu vực sông. Để quản lí tốt các dòng sông thì không nên chia cắt các dòng sông theo địa giới tỉnh mà phải quản lí thống nhất. Chúng ta cần một cơ quan quản lí có nhiệm vụ điều phối các dòng sông. Chính vì vậy, vấn đề trước tiên là thành lập cơ quan quản lí tài nguyên nước trên các lưu vực sông. Điều này Nhà nước hiện nay đang làm, sắp tới sẽ thành lập sáu tổ chức quản lí nước trên lưu vực các sông. Đây là biện pháp rất cần về thể chế.

Câu chuyện thứ hai là phải thực thi tích cực, triệt để đối với vấn đề ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, làng nghề. Thứ nhất, vấn đề xả thải không được tác động đến nguồn nước, phải có biện pháp xử phạt mạnh tay, quyết liệt đối với các trường hợp cố ý, tái phạm nhiều lần. Việc tái sử dụng nước rất có lợi cho cơ sở sản xuất, giảm lượng nước thải cho các dòng sông. […] Thứ hai là phải hoàn nguyên, phục hồi các dòng sông đã bị ô nhiễm. Nhưng câu hỏi đặt ra là ai làm được như vậy, ai thực thi câu chuyện đó. Vấn đề giải cứu các dòng sông chúng ta phải nhìn nhận từ góc độ quản lí vì đó là tài sản vô giá của quốc gia. Phát triển là cần thiết nhưng không thể đánh đổi bằng mọi giá, phải có biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

 (Nguồn: https://tddvn/phong van trao doi thay của hay các dòng song-521625,

truy cập ngày 8/3/2023)

[1] Theo dõi

Theo Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, vì sao không thể gọi quá trình tác động đến các con sông là chinh phục các dòng sông?

[2] Suy luận

Việc tác giả xem những dòng sông là mạch máu sống của cơ thể quốc gia đã cho thấy điều gì?

Câu hỏi

Câu 1 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định kiểu bố cục của văn bản. Nhận xét mức độ phù hợp giữa nhan đề với nội dung của văn bản. Đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và lí giải cơ sở đề xuất của bạn.

Trả lời:

Bố cục: Văn bản được chia làm ba phần (Môi trường nước ở một số dòng sông đang bị xâm hại, Nguyên nhân và hậu quả của việc các dòng sông bị xâm hại, Một số biện pháp giải cứu các dòng sông). Các phần của văn bản được sắp xếp, tổ chức theo trật tự logic (thực trạng – nguyên nhân, hậu quả – giải pháp).

Nhận xét mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung của văn bản: Nhan đề phù hợp và khái quát được nội dung của văn bản. Tất cả các thông tin chính của văn bản đều được trình bày để hướng đến làm rõ thực trạng cấp bách cần phải giải quyết là việc các dòng sông đang bị ô nhiễm và đề xuất một số cách thức để tiến hành giải cứu các dòng sông ấy.

Đề xuất nhan đề khác: “Sự cấp bách của việc giải cứu các dòng sống bị ô nhiễm”, “Sự ô nhiễm các dòng sông – Thực trạng đáng báo động”,... Cơ sở đề xuất: Dựa trên các thông tin chính được trình bày trong văn bản.

Câu 2 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Văn bản được xem là loại dữ liệu gì? Căn cứ vào đâu bạn có thể xác định như vậy?

Trả lời:

Toàn bộ văn bản được xem là dữ liệu sơ cấp vì nội dung phỏng vấn Tiến sĩ Đào Trọng Tử do chính phóng viên Văn Tuấn thực hiện để phản ánh thực trạng môi trường nước ở một số dòng sông đang bị xâm hại và đề xuất một số giải pháp để giải cứu các dòng sông.

Câu 3 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định thông tin cơ bản và các chi tiết của phần văn bản Nguyên nhân và hậu quả của việc các dòng sông bị xâm hại. Phân tích vai trò của các chi tiết trong phần văn bản trên.

Trả lời:

Thông tin cơ bản: Nguyên nhân và hậu quả của việc các dòng sông bị xâm hại.

Các chi tiết được sử dụng:

- Tác nhân xâm hại thứ nhất: sự xâm lấn các dòng sông → Hậu quả: gây nên tình trạng xói lở xảy ra ở một số khu vực như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đồng bằng sông Cửu Long; sự thay đổi dòng chảy Sông Hồng ở Hà Nội.

- Tác nhân xâm hại thứ hai: khai thác cát, cả trái phép và có phép.

- Tác nhân xâm hại thứ ba: sự ô nhiễm từ đô thị, khu công nghiệp và nông nghiệp → Hậu quả: nguồn nước bị thoái hoá, cạn kiệt (bằng chứng cụ thể là các chi tiết về sáu con sống đang bị ô nhiễm nặng là Sông Lừ, Sông Sét, sống Kim Ngưu, sông Tô Lịch, Sông Đáy, Sông Nhuệ), từ đó dẫn đến việc ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của con người.

Vai trò của các chi tiết trên: Làm rõ nguyên nhân gây nên thực trạng một số dòng sông đang bị xâm hại và trình bày chi tiết hậu quả của thực trạng đáng báo động ấy.

Câu 4 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định để tài của văn bản. Đề tài ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay?

Trả lời:

- Đề tài của văn bản: Vấn đề ô nhiễm môi trường, Sự ô nhiễm môi trường nước,...

Đánh giá đề tài: Học sinh có thể đưa ra nhiều đánh giá khác nhau, miễn là phù hợp với nội dung văn bản và thuyết phục.

- Sau đây là gợi ý: Đề tài có ý nghĩa thời sự, cấp thiết, nóng hổi trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay, khi vấn đề phát triển kinh tế luôn phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường để đảm bảo việc phát triển bền vững cho đất nước và nhân loại,...

Câu 5 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chọn một phần của văn bản mà theo bạn có thể sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ để biểu đạt thông tin.

a. Xác định (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp có thể sử dụng.  

b. Sử dụng Internet để tìm ít nhất một phương tiện phi ngôn ngữ phủ hợp để biểu đạt thông tin.

c. Nhận xét hiệu quả biểu đạt của phần văn bản ấy trong hai trường hợp có sử dụng kết hợp với yếu tố phi ngôn ngữ và không sử dụng kết hợp với yếu tố phi ngôn ngữ.

Trả lời:

a. Việc xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng cần phải đảm bảo các tiêu chí sau: Phù hợp với nội dung của đoạn/ phần văn bản muốn biểu đạt, minh hoạ trực quan hoặc bổ sung thông tin chi tiết cho đoạn/ phần văn bản ấy, giúp cho việc biểu đạt thông tin của đoạn/ phần văn bản trở nên sinh động, cụ thể, dễ hình dung hơn.

b. Việc tìm kiếm ít nhất một phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp ngoài việc đảm bảo những yêu cầu đã trình bày ở câu a, học sinh cần chú ý trình bày đầy đủ thông tin nguồn trích dẫn và tên của phương tiện phi ngôn ngữ.

c. HS có thể đưa ra một số tác dụng như: tăng tính hấp dẫn, tạo ấn tượng, tăng tính hấp dẫn,...

Câu 6 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bạn đánh giá như thế nào về quan điểm: “Phát triển là cần thiết nhưng không thể đánh đổi bằng mọi giá, phải có biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại”

Trả lời:

Quan điểm:  “Phát triển là cần thiết nhưng không thể đánh đổi bằng mọi giá, phải có biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại” là sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Phát triển chính là mục tiêu chung của mọi quốc gia

- Đánh đổi bằng mọi giá: bao gồm cả đánh đổi về môi trường sống, về giáo dục…

- Biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại: giải pháp hạn chế, khắc phục những tác động xấu

-> Không thể chỉ nghĩ đến sự phát triển về kinh tế mà đánh đổi bằng môi trường, cuộc sống của con người. Chính vì vậy, em thấy quan điểm này là đúng đắn để thay đổi nền kinh tế hiện nay cũng như khiến giới trẻ chúng em nhận thức đúng

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 9: Khám phá tự nhiên và xã hội (Văn bản thông tin) hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên