SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 3 Đọc trang 49, 50, 55

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 3 Đọc trang 49, 50, 55 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 3 Đọc trang 49, 50, 55

Quảng cáo

A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng trong sách giáo khoa

Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Dòng nào dưới đây nêu tiêu chí giúp phân biệt một văn bản thuộc truyện truyền kì với một văn bản thuộc các thể loại truyện khác trong văn học Việt Nam một cách thuận lợi, thuyết phục nhất?

A. thể loại tự sự cỡ nhỏ thời trung đại

B. phản ánh hiện thực bằng yếu tố kì ảo

C. được viết bằng chữ Hán

D. phát triển mạnh ở thế kỉ XVI – XVI

Trả lời:

Chọn đáp án: B. phản ánh hiện thực bằng yếu tố kì ảo

Câu 2 trang 49 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Trong các truyện dân gian dưới đây, truyện nào không sử dụng yếu tố kì ảo?

A. Thần Trụ Trời

B. Ăn khế trả vàng

C. Sọ Dừa

D. Em bé thông minh

Quảng cáo

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Em bé thông minh

Câu 3 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Điền các từ ngữ thích hợp vào các vị trí còn trống để hoàn tất đoạn văn nói về thế giới nghệ thuật trong truyện truyền kì:

Trong truyện truyền kì, thế giới con người giao thoa và kết nối với thế giới của …….. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết kì ảo, phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những ….... cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả đối với ………..

Trả lời:

Trong truyện truyền kì, thế giới con người giao thoa và kết nối với thế giới của thánh thần, ma, quỷ. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết kì ảo, phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả đối với đời sống đương thời.

Câu 4 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Điền các từ ngữ thích hợp vào các vị trí còn trống để hoàn tất đoạn văn nói về thế yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì và truyện dân gian:

Quảng cáo

Quan niệm, mục đích, cách thức sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì khác với truyện dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyện dân gian gắn với ………... của tác giả dân gian về sự hiện hữu và vai trò của các thế lực siêu nhiên trong đời sống của con người. Thế giới trong truyện truyền kì là một thế giới ……….. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì chủ yếu được sử dụng như là ………., giúp nhà văn dựng nên trong truyện kể một thế giới kì lạ hoang đường, qua đó đề cập đến những vấn đề đáng quan ngại của ……….

Trả lời:

Quan niệm, mục đích, cách thức sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì khác với truyện dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyện dân gian gắn với niềm tin của tác giả dân gian về sự hiện hữu và vai trò của các thế lực siêu nhiên trong đời sống của con người. Thế giới trong truyện truyền kì là một thế giới tưởng tượng. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì chủ yếu được sử dụng như là phương tiện nghệ thuật, giúp nhà văn dựng nên trong truyện kể một thế giới kì lạ hoang đường, qua đó đề cập đến những vấn đề đáng quan ngại của xã hội đương thời.

Câu 5 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng trình tự các phần trong bố cục thông thường của một bài văn tế?

Quảng cáo

A. Lung khởi – Ai vãn – Thích thực – Kết

B. Thích thực – Lung khởi – Ai vãn – Kết

C. Lung khởi – Thích thực – Ai vãn – Kết

D. Ai vãn – Lung khởi – Thích thực – Kết

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Lung khởi – Thích thực – Ai vãn – Kết

Câu 6 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Bình luận về một trong hai chi tiết sau trong truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:

a. Hình phạt mà Diêm Vương dùng để trừng trị tội lừa dối của “người đội mũ trụ”

b. Chức phán sự mà Tử Văn được Thổ Công tiến cử sau vụ kiện ở Minh Ti

Trả lời:

a. Hình phạt mà Diêm Vương dành cho “người đội mũ trụ”: Hình phạt này nhằm trừng trị tội lừa dối và xảo trá của hồn ma tên tướng giặc, người đã chiếm đoạt đền thờ của Thổ Công. Diêm Vương xử phạt tội ác này bằng cách bắt hắn chịu cực hình và đày đi nơi xa, đây là biểu tượng cho sự trừng trị nghiêm minh, phù hợp với tội lỗi của kẻ ác. Hình phạt này không chỉ thể hiện công lý mà còn phản ánh quan niệm về nghiệp báo, rằng kẻ ác dù chết cũng không thoát khỏi sự phán xét và trừng phạt của âm ti.

b. Chức phán sự mà Tử Văn được Thổ Công tiến cử: Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho Tử Văn sau khi anh dũng cảm đứng lên chống lại bất công, quyết kiện đến cùng để đòi lại công lý. Chức phán sự đền Tản Viên thể hiện sự tín nhiệm của Thổ Công và sự công nhận của thế giới tâm linh với người ngay thẳng, dũng cảm. Việc Tử Văn nhận chức này còn mang ý nghĩa tôn vinh lòng chính trực, góp phần giữ gìn trật tự, công lý cho dân gian. Đồng thời, chi tiết này còn thể hiện niềm tin rằng người chính trực sẽ được vinh danh và bảo vệ, dù ở trần gian hay thế giới bên kia.

Câu 7 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nhận xét về cách kết thúc truyện và lời bình của người kể chuyện ở cuối văn bản truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Trả lời:

- Về cách kết thúc truyện: Văn bản truyện kết thúc ở câu: Đến nay con cháu Tử Văn hãy còn, người ta truyền rằng đó là “nhà quan phán sự” khiến cho truyện gần gũi với kết thúc của truyền thuyết dân gian (truyền thuyết hoá), nhân vật sẽ mang dáng dấp nhân vật truyền thuyết, bất tử trong “bia miệng”, tín ngưỡng, tâm thức dân gian.

- Về lời bình: Lời văn cổ kính, cô đúc, giàu hình ảnh và tính triết lí luận đề đề cao cái cứng cỏi vì chính nghĩa của nhân vật. Đức tính và cách hành xử của Tử Văn được mọi người tôn vinh, ủng hộ. Nó đối lập với những gì đen tối, giả dối, với thói ngu tối, bịp bợm, vì đút lót mà bênh che kẻ gian hãm hại người ngay.

Lời bình cũng cho thây nhân vật Tử Văn không chỉ là hiện thân cho cái Thiện nói chung trong truyện cổ tích mà hiện thân cho cốt cách “cứng cỏi, trung thực, nghĩa khí” được đặc biệt để cao ở người trí thức Nho học (thường gọi là “kẻ sĩ”).

Câu 8 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Trả lời:

- Chủ để: thể hiện hình ảnh cao đẹp và bi tráng người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Cảm hứng chủ đạo: ngợi ca những phẩm chất anh hùng, xả thân cứu nước của người nghĩa sĩ nông dần Cần Giuộc, đồng thời thể hiện niềm xót thương sâu sắc trước sự hi sinh cao cả của các nghĩa sĩ.

Câu 9 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đồ vật kì ảo nào xuất hiện nhiều lần nhất trong tác phẩm Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân)? Theo bạn, điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?

Trả lời:

- Trong Trên đỉnh non Tản của Nguyễn Tuân, đồ vật kỳ ảo xuất hiện nhiều lần nhất là chiếc áo tơi lá. Đây không chỉ là một vật dụng thông thường mà còn mang tính biểu tượng, gắn liền với vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ của đỉnh Tản Viên. Chiếc áo tơi lá, được tạo nên từ lá cây rừng, tượng trưng cho sự gắn bó, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, là sự giản dị và mộc mạc của những người dân miền sơn cước.

- Nguyễn Tuân dùng hình ảnh này để thể hiện dụng ý về sự trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết, mộc mạc của thiên nhiên và con người Việt Nam. Chiếc áo tơi lá cũng gợi lên tinh thần phiêu lưu, lãng mạn của tác giả khi ông tìm đến đỉnh Tản Viên để tìm hiểu, khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp bất tận của đất trời, núi non.

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu

Đọc văn bản Tịch Phương Bình và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới.

TỊCH PHƯƠNG BÌNH

Bồ Tùng Linh

Tịch Phương Bình, người huyện Đông An. Cha tên là Liêm, tính tình ngay thẳng nhưng vụng ăn nói. Ở trong làng, Liêm có hiềm khích với một người nhà giàu họ Dương. Họ Dương chết trước. Vì thế, mấy năm sau, khi Liêm bệnh nặng sắp nguy kịch, nói với người ta rằng: “Lão Dương nay đang hối lộ dưới âm phủ sai đánh đập tôi đó”. Chốc lát, mình mẩy sưng phù bầm tím, kêu gào rồi chết. Tịch đau xót thảm thiết, không chịu ăn uống, nói: “Cha ta là người chất phác, nay bị bọn quỷ : Tình cảm và câu nói dữ lấn ép, ta xuống âm ti thay cha xin minh oan”. Từ đó, không nói gì nữa cả, khi đứng hoặc ngồi, vẻ như người ngây. Thì ra hồn đã lìa khỏi xác.

Tịch vừa thấy mình ra khỏi cửa, chưa biết đi đâu. Nhưng thấy người đi trên đường, liền hỏi đường đến thành ấp. Một lúc sau, vào thành. Thấy cha mình đã bị giữ ở trong ngục. Tịch đến cửa ngục, thấy cha nằm dưới mái hiên, bộ dạng hết sức khốn khổ. Cha Tịch ngẩng mắt lên, nhìn thấy con từ xa, chảy nước mắt giàn giụa, liền nói: “Bọn ngục lại đều ăn đút lót, ngày đêm đánh đập cha, chân cẳng đui về nát bấy cả rồi”. Tịch nổi giận lớn tiếng mắng bọn ngục tốt: “Cha ta nếu như có tội, thì đã có pháp luật âm phủ, há để bọn quỷ mị chúng bay tự tiện ngang ngược hay sao!”. Rồi lấy bút ra viết đơn kiện. Thì vừa gặp đúng buổi chầu sớm ở sở quan Thành Hoàng, liền đưa đơn vào.

Họ Dương sợ, đem hối lộ từ trong lẫn ngoài, rồi mới ra đối chất. Thành Hoàng coi rằng đơn tụng không có bằng chứng, không cho Tịch vào chầu. Tịch tức giận không biết lại kêu oan vào đâu, đi thêm một trăm dặm nữa tới quận, đem đơn kiện báo cho Quận Ti. Lâu cả nửa tháng mới được vào cật vấn. Quận Ti ra lệnh đánh đòn Tịch một trận và phê cho Thành Hoàng xét xử lại. Tịch tới ấp, thân bị cùm kẹp, không thể tự mình bày tỏ oan khuất. Thành Hoàng sợ Tịch lại đưa kiện nữa, sai quân hầu áp giải về nhà. Bọn sai dịch (đưa Tịch) tới cửa rồi bỏ về. Tịch không chịu vào nhà, lẻn trốn về âm phủ, tố cáo Quận Ti tham ô. Diêm Vương (vua âm phủ) liền cho câu lưu đối chất. Hai quan bí mật sai kẻ tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa cho một ngàn lạng vàng. Tịch không nghe. Được mấy ngày, chủ quán (chỗ Tịch bị giam giữ) bảo: “Ông cứng đầu quá, phủ quan muốn giải hoà mà không chịu nhận. Nghe nói các quan mang thư tới trước Diêm Vương. Tôi e việc không tốt đầu”. Tịch cho là lời đồn đại vô căn cứ nên không tin lắm. Một chốc có người áo đen gọi vào. Lên sảnh đường thấy Diêm Vương có vẻ giận dữ, không cho phép nói gì cả, ra lệnh đánh Tịch hai mươi đòn. Tịch lớn tiếng hỏi “Tôi có tội gì?” Diêm Vương làm như không nghe thấy. Tịch chịu đòn, la to: “Bị đòn là đáng kiếp! Ai bảo ngươi không có tiền”. Diêm Vương càng giận thêm, sai đem đặt lên giường lửa. Hai con quỷ lôi Tịch xuống, thấy thêm bên cạnh có đặt cái giường sắt, bên dưới có lửa đốt, mặt giường đỏ rực. Quỷ lột áo Tịch ra, đặt lên đó, lăn qua lăn lại, dày vò đè ép. Tịch cực kì đau đớn, xương thịt cháy đen, khó muốn chết mà không được. Khoảng hai giờ sau, một con quỷ nói: “Đủ rồi”. Đoạn kéo Tịch khỏi giường, cho mặc áo; may mà còn khập khễnh đi được. Tịch lại đi lên sảnh đường, Diêm Vương hỏi: “Dám kiện nữa thôi?”. Tịch nói: “Oan uống chưa bày giải xong, tấc lòng này chưa chết; nếu bảo không kiện nữa, tức là dối gạt ngài. Vậy sẽ kiện nữa”. Diêm Vương lại hỏi: “Kiện điều gì?”. Tịch nói: “Thân này phải chịu đựng những gì, đều nói ra hết”. Diêm Vương lại nổi giận, sai đem Tịch ra cưa xẻ thân thể. Hai con quỷ lôi đi, Tịch thấy một cây gỗ dựng đứng, cao chừng tám, chín thước, trên có hai tấm gỗ, ở trên ở dưới, máu đọng bê bết. Hai con quỷ sắp sửa trói Tịch vào đó, bỗng nghe trên sảnh đường hô lớn: “Tên Tịch!”. Hai con quỷ lại áp giải Tịch trở lại (chỗ cũ). Diêm Vương lại hỏi: “Còn dám kiện tụng nữa thôi?” Tịch đáp: “Vẫn kiện”. Diêm Vương ra lệnh tức tốc mang đi. Dưới cây gỗ, hai con quỷ lấy hai tấm gỗ kẹp Tịch lại, buộc lên cây gỗ. Cái cưa vừa hạ xuống, Tịch có cảm giác như óc trên đỉnh đầu từ từ nứt ra, đau đớn không chịu nổi, nhưng vẫn cắn răng không kêu la. Nghe một con quỷ nói: “Tên này cứng cỏi thiệt!”. Tiếng của soàn soạt xuống tới dưới ngực, lại nghe một con quỷ nói: “Người này chí hiếu vô tội, cưa xiên qua một bên, đừng hại vào tim”. Tịch nghe lưỡi cưa quẹo quành xuống dưới, càng đau đớn gấp bội. Một lúc sau, thân đứt làm hai. Khi hai tấm gỗ mở ra, hai nửa mình đổ xuống đất. Hai con quỷ lên sảnh đường cất tiếng thông báo (đã cưa xong). Sảnh đường truyền lệnh ráp hai nửa thân hình lại rồi đem lên xem. Hai con quỷ liền ấn hai phần thân thể dính lại với nhau và lôi đi. Tịch có cảm giác chỗ đường của đau muốn xé ra, mỗi nửa bước lại té nhào. Một con quỷ rút từ lưng ra một sợi dây đưa cho Tịch nói: “Tặng anh báo hiếu”. Tịch cầm lấy buộc vào lưng, bỗng thấy mình khoẻ khoắn, không còn chút đau đớn nào nữa. Rồi lên sảnh đường quỳ xuống. Diêm Vương lại hỏi như lần trước. Tịch khiếp sợ lại bị tra tấn khốc liệt, liền nói: “Không kiện nữa”. Diêm Vương tức thì ra lệnh dẫn Tịch đưa về dương gian.

Lính canh dẫn Tịch ra cửa phía bắc, chỉ cho đường về, rồi quay trở lại (âm phủ). Tịch nghĩ âm ti còn ám muội hơn cả trần gian, nhưng khốn nỗi không biết đường nào kêu tới Thượng Đế. Tục truyền Nhị Lang ở Quán Khẩu là người có công huân với Thượng Đế, là bậc thần thông minh, chính trực, cầu xin chắc được linh ứng. Mừng thấy hai tên lính canh đã đi khỏi rồi, Tịch liền xoay mình đi về hướng nam. Trong lúc đang tất tả chạy, thì có hai người đuổi theo:“Diêm Vương đã ngờ nhà ngươi không chịu về, quả nhiên là thế!”. Chúng nó liền dẫn trở về gặp lại Diêm Vương. Tịch thầm nghĩ Diêm Vương sẽ nổi nóng hơn nhiều, tai vạ càng dữ dội thêm nữa. Nhưng Diêm Vương không có vẻ giận chi cả, bảo Tịch rằng: “Ngươi thật chí hiếu. Còn oan khuất của cha ngươi, ta đã rửa sạch như tuyết rồi. Bây giờ đã được đầu thai ở nhà giàu sang, thì ngươi còn kiện cáo âm phủ làm chi. Nay đưa ngươi về, cho ngươi nghìn lạng vàng làm tài sản, tăng thêm tuổi thọ, ngươi bằng lòng chưa?”. Rồi ghi vào sổ, đóng con dấu thật to, đưa cho Tịch xem tận mắt. Tịch lạy tạ, lui xuống. Hai con quỷ cùng ra theo, tới ngoài đường, vừa xua đi vừa chửi Tịch: “Thằng giặc gian trá, bao lần tráo trở, làm bọn tao vất vả muốn chết. Mi mà làm như thế nữa, sẽ bắt mi bỏ vào cối xay, nghiền thành bột. Tịch trợn mắt quát lớn: “Đồ quỷ tầm bậy. Tính ta sợ dao cưa, chứ không sợ đánh đập. Cứ về hỏi lại Diêm Vương; Diêm Vương ra lệnh cho ta tự về, sao lại mất công dẫn đi theo làm gì?”. Đoạn chạy ngược lại. Hai con quỷ sợ, xuống giọng khuyên nhủ Tịch trở về. Tịch cố ý đi chậm chạp, đi vài bước lại nghỉ bên đường. Hai con quỷ nuốt hận, không dám nói gì nữa.

Khoảng nửa ngày, đến một xóm nọ, có một cửa hé mở, hai con quỷ dẫn Tịch cùng ngồi. Tịch liền ngồi ở bậc cửa. Hai con quỷ thừa dịp bất ngờ, đẩy Tịch vào trong cửa. Khi định thần nhìn lại thì mình đã hoá thành một đứa bé sơ sinh. Phẫn uất kêu khóc, ba ngày không bú rồi chết non. Hồn vất vưởng không quên Quán Khẩu. Đi được chừng mấy chục dặm, bỗng thấy lọng kích ngang đường. lịch vì muốn tránh, vượt qua đường, nên phạm phải nghi trượng, bị lính đi trước ngựa bắt, trói đem giải lên trước xe. Ngẩng lên trông thấy trong xe có một người trẻ tuổi, dáng dấp khôi ngô tuấn tú. Người thiếu niên hỏi Tịch: “Ai đấy?”. Tịch chính vì oan khuất chưa biết bày tỏ nơi đâu, nghĩ rằng đây là một viên quan to, có thể tác oai tác phúc, nên nói ra hết mọi điều oan ức khổ sở mà mình đã chịu dựng. Người trong xe ra lệnh cởi trói cho Tịch và sai cho đi theo xe. Một lúc sau đến một nơi, có cả hơn chục quan viên nghênh đón bên trái đường. Người trong xe hỏi thăm từng người. Xong chỉ Tịch và nói với một ông quan rằng: Đây là một người dưới trần vừa muốn kêu nài, nên xét xử ngay lập tức”. Tịch hỏi người được dặn bảo chính là Nhị Lang. Tịch nhìn Nhị Lang, thân hình cao lớn, mặt theo hầu mới biết người trong xe là Cửu Vương điện hạ của Thượng Đế, và người mày râu ria rậm rạp, không giống như thế gian truyền tụng. Cửu Vương đi rồi, Tịch theo Nhị Lang đến một sở quan, chính là chỗ cha Tịch và lão họ Dương bị giam giữ. Chốc lát trong xe tù có tù nhân chui ra, thì là Diêm Quận Ti và Thành Hoàng. Mọi lời thẩm vấn đối chất đều không sai khác những lời Tịch đã khai. Ba quan run sợ, trông như chuột mắc bẫy. Nhị Lang cầm bút phán quyết. Một lát sau, bản án truyền xuống, cho mọi người trong vụ án xem. Quyết định như sau:

Xét rằng Diêm Vương, được phong tước vương, thụ ơn Thượng Đế. Lẽ ra phải giữ mình trong sạch để dẫn dắt thuộc quan, không được tham ô mà bị chê bai, chỉ trích. Thế mà y nghi trượng nghênh ngang, chỉ khoe khoang cấp bậc cao sang; tham lam, ác độc như giống cừu loài sói, làm nhơ nhuốc phẩm cách bề tôi. Búa đánh, dao chặt, cha con xương thịt còn chi. Cá lớn nuốt cá bé, cá ăn tôm; đàn kiến nhỏ nhoi đáng xót. Phải vốc nước Tây giang đem mi ra rửa ruột; đem đốt nóng giường đông, cho ngươi vào hũ.

Xét rằng Thành Hoàng, Quận Ti, là quan cha mẹ dân đen, chăn dắt bò dê cho Thượng Đế. Tuy chức phận ở hàng dưới, (nhưng là) người tận tuỵ há chịu khom lưng; dù bị quan trên chèn ép, kẻ vững chí phải nên cứng cổ. Thế mà lại làm tay chân cho loài diều loài ó, quên nghĩ tới thân phận dân nghèo. Lại còn vênh váo thói khi vượn gian manh, chẳng hiềm làm loài quỷ đói. Chuyên ăn bòn đút lót làm điều trái phép, đúng là bầy mặt người dạ thú. Phải cho rút tuỷ thay lông, lột da đổi vỏ mà đi đầu thai kiếp khác.

Xét rằng mấy tên sai dịch, đã ở cùng lũ quỷ, đâu phải loài người. Cửa công nên gắng tu sửa, hòng mong trở lại kiếp người. Cớ sao biển khổ dậy sóng, gây nên oan nghiệt tày trời? Vênh vang ngang ngược, mặt chó (tạo điều oan khuất) khiến cho sương rơi tháng hạ. Náo loạn kêu gào, oai hổ cắt ngang đường lớn. Phóng túng doạ dẫm nơi âm phủ, ai ai đều biết cai tù đáng nể. Theo hùa giúp rập bọn quan tham tàn ác độc, mọi người cùng khiếp phường đồ tể. Đáng đưa chúng nó ra pháp trường chặt đứt chân tay; lại đem bỏ vào vạc sôi dầu bỏng, vớt ra chỉ còn Xét rằng lão họ Dương, giàu có nhưng không có lòng nhân; gian giảo nhiều mánh lới. Ánh vàng bạc rọi đất, khiến cho hết thảy điện đài ở cõi âm cũng phải lu mờ. Hơi đồng ngút trời, làm cho những người chết oan trong thành không còn thấy được mặt trời, mặt trăng. Mùi tiền bạc tanh tưởi sai khiến được quỷ, sức mạnh của nó làm lay động tới cả bậc thần. Nên truyền lệnh tịch biên gia sản họ Dương, đem tưởng thưởng lòng chí hiếu của ông Tịch. Tức khắc giao phó cho thần núi Thái Sơn.

(In trong Bồ Tùng Linh, Liêu trai chí dị,

Cao Tự Thanh dịch, NXB Văn hoá Sài Gòn, 2005, tr. 122 – 125)

Câu 1 trang 55 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Xác định đề tài, chủ đề của truyện và nếu căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời:

- Đề tài: truyện viết về lòng hiếu nghĩa, cốt cách cương trực.

- Chủ đề: truyện thể hiện lòng hiếu nghĩa và hành trình đấu tranh của Tịch Phương Bình nhằm giải nỗi oan, đòi công lí cho cha mình.

Câu 2 trang 55 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích nét tính cách nổi bật của nhân vật Tịch Phương Bình. Phân tích một số chi tiết tiêu biểu trong việc góp phần thể hiện tính cách ấy.

Trả lời:

- Nhân vật Tịch Phương Bình trong truyện của Bồ Tùng Linh là một con người có tính cách mạnh mẽ và ngay thẳng. Những chi tiết góp phần thể hiện tính cách mạnh mẽ và ngay thẳng của nhân vật Tịch Phương Bình:

+ Khi phủ quan muốn giải hòa với Tịch Phương Bình để Tịch Phương Bình không gửi đơn kiện nữa thì Tịch Phương Bình nhất quyết không nhận: “Hai quan bí mật sai kẻ tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa cho một ngàn lạng vàng. Tịch không nghe”.

+ Bị Diêm Vương tra tấn, hành hình nhưng Tịch Phương Bình vẫn nhất quyết kiện lên để kêu oan cho cha: “... Tịch cực kì đau đớn, xương thịt cháy đen, khổ muốn chết mà không được...” 

+ Tịch Phương Bình quyết liệt phản đối cái ác và không bao giờ thỏa hiệp với sự giả dối, sai trái: “Chính vì oan khuất chưa biết bày tỏ nơi đâu, nghĩ rằng đây là một viên quan to có thể tác oai, tác phúc, nên nói ra hết mọi điều oan ức khổ sở mà mình đã chịu đựng”. Dù đã chết và là hồn ma vất vưởng nhưng Tịch Phương Bình vẫn nhất quyết kêu oan, may mắn là ông đã gặp được Cửu Vương điện hạ của Thượng Đế và Nhị Lang thần. 

Câu 3 trang 55 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nhận xét về vai trò của yếu tố kì ảo trong văn bản. Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt về cách sử dụng yếu tố kì ảo trong văn bản so với cách sử dụng yếu tố này trong một truyện kể dân gian.

Trả lời:

- Yếu tố kì ảo trong Tịch Phương Bình:

+ Sự hiện diện của hồn ma: Hồn ma của Tịch Phương Bình hiện ra để trả thù sau khi bị bức hại, một chi tiết phi thường mà không thể xảy ra trong đời thực.

+ Cuộc đối thoại giữa người sống và hồn ma: Việc nhân vật chính có thể giao tiếp với hồn ma là yếu tố kì ảo, đưa người đọc vào thế giới huyền bí, nơi người sống và người chết có thể tương tác.

- Vai trò của yếu tố kì ảo:

+ Phản ánh hiện thực xã hội: Yếu tố kì ảo trong tác phẩm nhấn mạnh sự bất công và sự đàn áp trong xã hội phong kiến. Qua đó, tác giả phê phán chế độ tàn bạo đã gây ra đau thương cho những người vô tội.

+ Tăng cường tính hấp dẫn và gợi mở: Yếu tố kì ảo giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, mở ra một thế giới đầy bí ẩn và kích thích trí tưởng tượng của người đọc.

- So sánh với truyện kể dân gian:

+ Tương đồng: Yếu tố kì ảo trong cả Tịch Phương Bình và truyện dân gian đều phục vụ việc truyền tải thông điệp đạo đức hoặc phản ánh hiện thực xã hội. Chúng cũng giúp người đọc đi vào thế giới siêu nhiên, gợi lên những bài học triết lý.

+ Khác biệt: Trong khi truyện kể dân gian thường dùng yếu tố kì ảo để dạy những bài học cuộc sống đơn giản, Tịch Phương Bình của Bồ Tùng Linh lại mang tính triết lý sâu sắc hơn, phản ánh hiện thực xã hội đen tối của thời đại, cũng như sự trả thù và đấu tranh chống lại áp bức.

Câu 4 trang 55 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Tịch Phương Bình là một truyện truyền kì? Phát biểu suy nghĩ của bạn về hiện thực đời sống xã hội đương thời và thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện thực ấy.

Trả lời:

- Dấu hiệu nhận biết Tịch Phương Bình là một truyện truyền kì:

+ Yếu tố kì ảo: Truyện chứa những yếu tố siêu nhiên như sự xuất hiện của hồn ma và cuộc đối thoại giữa người sống và người chết, điều này điển hình cho thể loại truyền kì.

+ Kết cấu truyện: Tác phẩm có cốt truyện đơn giản, với các sự kiện phi thường xảy ra trong bối cảnh đời sống thường nhật. Điều này cũng thường thấy trong các truyện truyền kì, nơi hiện thực và huyền ảo đan xen.

+ Thông điệp đạo đức: Tương tự các truyện truyền kì khác, Tịch Phương Bình không chỉ kể lại câu chuyện mà còn truyền tải thông điệp về công lý và phê phán những bất công trong xã hội

- Hiện thực đời sống xã hội và thái độ của tác giả:

+ Hiện thực xã hội: Tác phẩm phản ánh một xã hội phong kiến bất công, nơi quyền lực và sự áp bức lan rộng. Những người dân lương thiện phải chịu đựng sự đàn áp và đối xử tàn nhẫn từ giai cấp thống trị.

+ Thái độ của tác giả: Bồ Tùng Linh bày tỏ thái độ phê phán xã hội phong kiến tàn bạo. Ông sử dụng yếu tố kì ảo để nhấn mạnh sự phản kháng và mong muốn phục hồi công lý cho những người bị áp bức.

Câu 5 trang 55 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Giải thích nguyên nhân thắng kiện của Tịch Phương Bình. Liên hệ với nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) và chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt về:

a. tỉnh cách của hai nhân vật Tịch Phương Bình và Ngô Tử Văn;

b, cách tạo tình huống truyện và thể hiện tính cách của nhân vật trong hai tác phẩm.

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng kiện của Tịch Phương Bình:

+ Tịch Phương Bình thắng kiện nhờ vào sự thông minh và kiên trì của mình. Ông không chấp nhận sự bất công, ngay cả khi đã qua đời. Ông tận dụng yếu tố siêu nhiên và khả năng của hồn ma để đấu tranh cho công lý, nhờ vào sự kết hợp giữa yếu tố kỳ ảo và tính cách cương quyết, ông cuối cùng đạt được sự công bằng.

- So sánh với Ngô Tử Văn:

a. Tính cách:

- Tương đồng: Cả Tịch Phương Bình và Ngô Tử Văn đều là những nhân vật chính trực, dũng cảm, không chấp nhận sự bất công. Họ dám đối đầu với cái ác và đấu tranh đến cùng vì lẽ phải.

- Khác biệt: Tịch Phương Bình dùng trí tuệ và sự bền bỉ để giành lại công lý sau khi chết, trong khi Ngô Tử Văn thể hiện tính cương trực qua hành động mạnh mẽ và quyết đoán trong cuộc sống, đặc biệt là khi chàng dám đốt đền để diệt trừ cái ác.

b. Cách tạo tình huống truyện và thể hiện tính cách nhân vật:

- Tương đồng: Cả hai tác phẩm đều sử dụng yếu tố kỳ ảo để xây dựng tình huống truyện, từ đó bộc lộ tính cách của nhân vật. Nhân vật chính phải đối mặt với những thử thách siêu nhiên để khẳng định lòng dũng cảm và sự chính trực.

- Khác biệt: Tịch Phương Bình tạo tình huống truyện dựa trên sự đấu tranh của linh hồn sau khi chết, tập trung vào cuộc chiến tinh thần, trong khi Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nhấn mạnh hành động mạnh mẽ của Ngô Tử Văn khi còn sống, với các tình huống thử thách chủ yếu diễn ra trong thế giới hiện thực.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 3: Sông núi linh thiêng (Truyện truyền kì, văn tế) hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên