SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 7 Viết trang 24

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 7 Viết trang 24 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 7 Viết trang 24

Quảng cáo

Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Thế nào là bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội? Kiểu bài này cần đáp ứng những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

Trả lời:

Báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội là kiểu bài viết trình bày kết quả nghiên cứu, khảo sát vấn đề xã hội đó của bài tập dự án

Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Vẽ sơ đồ bố cục của bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội.

Trả lời:

Vẽ sơ đồ bố cục của bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội

Quảng cáo

Câu 3 trang 24 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Dùng Bảng kiểm kĩ năng viết bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội để đánh giá ngữ liệu tham khảo bài báo cáo kết quả của dự án “Mức độ quan tâm của học sinh khối 11 trường X đối với Truyện Kiều” trong SGK Ngữ văn 12, tập hai. Từ đó, rút ra những điều cần lưu ý khi viết để đáp ứng yêu cầu của kiểu bài này.

Trả lời:

Bạn dùng Bảng kiểm kĩ năng viết bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội để đánh giá ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí hay chưa. Từ đó, rút ra những điều cần lưu ý khi viết kiểu bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội.

Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Thực hiện để bài sau:u

Tình huống: Sau khi học xong các tiểu thuyết hiện đại về chủ đề “Trong ánh đèn thành thị”, giáo viên môn Ngữ văn lớp của bạn tổ chức thực hiện dự án về các vấn đề liên quan đến đời sống thành thị ngày nay.

Quảng cáo

Nhiệm vụ: Hãy thành lập nhóm và thực hiện dự án về một vấn đề liên quan đến đời sống thành thị mà nhóm quan tâm, sau đó viết bài báo cáo kết quả của bài tập dự án này.

Yêu cầu:

– Nội dung báo cáo trình bày chính xác, đầy đủ kết quả thực hiện của bài tập dự án.

– Sử dụng hợp lí các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ như sơ đồ, bảng biểu,.. thuyết minh hình ảnh minh hoạ (nếu có) rõ ràng, phù hợp.

– Trình bày cước chú và tài liệu tham khảo đúng quy cách.

Trả lời:

Học sinh thực hiện đề bài theo gợi ý sau:

Bước 1: Chuẩn bị viết

Lựa chọn một vấn đề liên quan đến đời sống thành thị ngày nay mà nhóm quan tâm. Đề tài cần có tính cụ thể, khả thi, phù hợp với trình độ nghiên cứu của nhóm và dễ dàng trong việc thu thập tư liệu. Có thể chọn một trong các đề tài sau:

– Thực trạng ô nhiễm không khí/ tiếng ồn/ nguồn nước

Quảng cáo

– Tình trạng ách tắc giao thông vào giờ cao điểm

– Tình trạng ngập lụt đường phố vào mùa mưa

– Tình trạng rác thải ùn ứ ở một số khu dân cư

– Mật độ xây dựng cao tác động xấu đến đời sống của người dân

–…

Xác định mục đích viết; người đọc; mục tiêu nghiêu cứu; câu hỏi nghiên cứu; cơ sở lí thuyết để thực hiện nghiên cứu; cách thức điều tra, thu thập dữ liệu; công cụ thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu; phương pháp nghiên cứu; thời gian nghiên cứu dự kiến;...

Sau khi chọn được đề tài, tiến hành thu thập và xử lí các tư liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Bước 2: Phác thảo đề cương báo cáo

Sau khi lập danh mục các tài liệu có liên quan, bạn cần đọc kĩ tài liệu, trên cơ Mở đầu, Nội dung nghiên cứu và Kết luận. Ví dụ, nếu nhóm bạn chọn nghiên sở đó, phác thảo đề cương báo kết quả của bài tập dự án gồm các mục chính sau. cứu đề tài “Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở phường X, quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh”, có thể phác thảo đề cương báo cáo như sau:

Mở đầu

- Tên dự án: Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở phường X, quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh

- Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở phường X, quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Câu hỏi nghiên cứu: Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở phường X, quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang ở mức độ nào?

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng bảng hỏi để khảo sát ý kiến, sự đánh giá của người dân về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn; sử dụng phiếu quan sát để ghi nhận những địa điểm, thời điểm thường xuyên phát sinh tiếng ồn; sử dụng máy đo độ ồn (Testo, Extech,...) để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.

+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp một số người dân ở phường X, quận Y để có thêm thông tin chi tiết, cụ thể.

- Hình thức cho dự án: Học sinh tự làm.

- Nhiệm vụ: Học sinh tự làm.

- Sản phẩm của bài tập dự án: Bài báo cáo kết quả nghiên cứu của bài tập dự án tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở phường X, quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thời gian thực hiện: Học sinh tự làm.

Nội dung nghiên cứu

- Khái niệm, cơ sở lí thuyết đã áp dụng để thực hiện nghiên cứu (ví dụ: khái niệm độ ồn, ô nhiễm tiếng ồn; mức độ ồn an toàn cho sức khoẻ, quy định về mức độ ồn cho phép ở Việt Nam;...).

- Kết quả khảo sát (ví dụ: Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở phường X, quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh)

Kết luận

- Những nội dung chính rút ra từ kết quả thực hiện bài tập dự án.

- Đề xuất giải pháp hoặc vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Bước 3: Thực hiện dự án

Phác thảo cơ sở lí thuyết để xác lập cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài đã chọn (điều tra, khảo sát thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở phường X, quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh).

Thu thập dữ liệu bằng các công cụ thu thập đã xác định (bảng hỏi, phiếu quan sát, máy đo độ ồn, câu hỏi phỏng vấn trực tiếp).

Phân tích, xử lí dữ liệu thu thập được bằng các công cụ phù hợp (Excel).

Bước 4: Viết báo cáo kết quả thực hiện dự án

Trên cơ sở đề cương và các thông tin đã có, viết bài báo cáo kết quả thực hiện gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung nghiên cứu và Kết luận.

Thể hiện kết quả nghiên cứu bằng cách sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ có thuyết minh,... Trình bày cước chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo đúng quy cách.

Bước 5: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, đọc lại bài báo cáo và sử dụng Bảng kiểm kĩ năng viết bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội trong SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 54 – 55 để tự đánh giá và chỉnh sửa.

* Bài mẫu tham khảo:

Tên dự án:

Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở phường X, quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh

1. Khái quát về thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò là “đầu tàu” kinh tế của cả nước, đứng đầu về kinh tế, dân số,  được xem là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Bên cạnh dân cư đông đúc, các hoạt động phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, văn hóa, xã hội, giao thông vận tải… tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất phát triển nhưng cũng chính điều này đã để lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó có tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.

Theo phản ánh của người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ra thường xuyên và chưa có xu hướng giảm, điều này đã tác động trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Theo phản ánh của Báo Người lao động, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ra khắp nơi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đơn cử như tại khu vực chế xuất Tân Thuận (Quận 7), hàng ngày, khu vực này phải chịu đủ loại âm thanh hỗn tạp từ tiếng loa rao của xe hàng rong, xe tải chạy bóp còi inh ỏi đến quán nhậu, karaoke ầm ĩ, điều này làm người dân sinh sống tại khu vực này lao đao, khốn khổ, nhiều người đã bị stress. Tại các chợ truyền thống, các cửa hàng quần áo, điện máy, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ra hầu như quanh năm, suốt tháng bởi việc phát loa hết công suất để rao bán sản phẩm lặp đi lặp lại từ sáng đến chiều. Tại khu phố Bùi Viện (Quận 1) diễn ra tình trạng các quán bar mở nhạc thường xuyên đến tận khoảng 04 giờ sáng; tại Công viên Gia Định (quận Phú Nhuận), loa điện tử “bắp rang bơ 15.000 đồng/gói” ra rả suốt ngày; tại đoạn đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp), các quán bia, club ngoài trời mở nhạc sàn hết công suất; khu vực vòng xoay Lê Đại Hành đến tận hơn 23 giờ vẫn ca nhạc ồn ào; đường Tân Thới Nhất (Quận 12) có điểm tập gym mở loa ầm ĩ từ 05 giờ 30 phút đến tối mà nhiều năm nay không ai xử lý... Thậm chí, ngay cả trong các khu dân cư, tình trạng hát karaoke bằng loa thùng cũng thường xuyên diễn ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây cho thấy, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục vượt quy chuẩn quy định. Theo kết quả đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ nghiên cứu thì hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao. Trong đó, ngay cả thời gian ban đêm (từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau), mức độ tiếng ồn đo được vẫn vượt quá giới hạn gấp nhiều lần; riêng ở 06 trạm quan trắc tại ngã tư An Sương, ngã sáu Gò Vấp, vòng xoay Hàng Xanh, ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, vòng xoay Phú Lâm và ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, kết quả đo cho thấy nhiều lần đạt trên 85 dB, vượt ngưỡng tiếng ồn cao nhất cho phép. Từ thực tế nêu trên, có thể thấy rằng, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang diễn ra rất nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân.

2. Thực trạng về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trước tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ra thường xuyên, tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng môi trường sống của người dân, Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy thực hiện các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn. Cụ thể, thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã rất quyết tâm và nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp như thiết lập các kênh thông tin và đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm tiếng ồn; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếng ồn… Theo đó, để kịp thời ghi nhận, giải quyết phản ánh của người dân về tình trạng gây ô nhiễm tiếng ồn, Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin phản ánh như: Tổng đài 1022, đường dây nóng về ô nhiễm môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường (số điện thoại: 02838290568); đường dây nóng, cổng thông tin điện tử, các ứng dụng mạng xã hội của quận, huyện, phường, xã, thị trấn; hệ thống mặt trận các cấp. Thông qua việc thiết lập các kênh thông tin tiếp nhận này, trong 08 tháng đầu năm 2023, Cổng thông tin 1022 của Thành phố đã tiếp nhận 11.115 tin phản ánh về tiếng ồn, đây là nguồn thông tin quan trọng làm cơ sở để giúp các cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn[4]. Đồng thời, thời gian qua, Thanh tra Sở Văn hóa - Thông tin, đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, phát hiện được các cơ sở có hành vi vi phạm gây ô nhiễm tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn cho phép cũng như kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xử phạt. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2022, Thành phố đã kiểm tra và phát hiện 8.679 trường hợp có vi phạm về tiếng ồn, trong đó nhắc nhở 8.544 trường hợp và xử phạt 135 trường hợp, tổng số tiền xử phạt khoảng 430 triệu đồng[5]. Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động các cơ sở, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư chấp hành các quy định về tiếng ồn, hạn chế, tiến tới chấm dứt các hoạt động, sinh hoạt gây tiếng ồn. Trong công tác quản lý và thực hiện chính sách về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản gửi các sở, ngành, quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác xử lý vi phạm về tiếng ồn, cũng như yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tiếp tục chủ động thực hiện hiệu quả các giải pháp, biện pháp xử lý nghiêm nhóm hành vi vi phạm liên quan đến tiếng ồn. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng giao các cơ quan chức năng như Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế phối hợp nghiên cứu, đề xuất những giải pháp xử lý hiệu quả hơn nữa vi phạm về tiếng ồn.

Nhìn chung, công tác kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn đã được Thành phố quan tâm, đầu tư đẩy mạnh triển khai thực hiện, điều này đã góp phần vào việc kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn nhằm bảo vệ kịp thời chất lượng môi trường sống cho người dân. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, hiện nay, hiệu quả kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực sự bảo đảm, tình trạng tái phạm lại còn diễn ra khá phổ biến. Đơn cử như trường hợp của cơ sở sản xuất nước đá Đại Anh tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở này đã bị Ủy ban nhân dân quận Tân Phú xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm gấp ba lần ngưỡng tiếng ồn cho phép, tuy nhiên sau khi nộp phạt thì mọi chuyện vẫn diễn ra như cũ[6]; hay trường hợp quán Inthepub II (Quận 1) bị Ủy ban nhân dân phường Phạm Ngũ Lão kiểm tra và lập biên bản các hành vi gây tiếng ồn vượt quy định, song sau đó kiểm tra lại thì phát hiện quán vẫn tiếp tục gây ồn[7]. Sở dĩ tình trạng kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thực sự hiệu quả là do xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản như sau:

Một là, chế tài xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn chưa thực sự đủ sức răn đe, việc áp dụng các quy định pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm tiếng ồn trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn.

Hai là, nhận thức về tác hại của tiếng ồn và sự cần thiết của việc kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn từ các chủ thể còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Ba là, còn thiếu sự quyết tâm từ các cơ quan chức năng trong vấn đề kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn nên chưa xử lý triệt để được vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn.

3. Một số kiến nghị hoàn thiện về mặt chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một là, thông qua thực tiễn hoạt động, các cơ quan chức năng trực thuộc cần rà soát, xác định và nêu ra những vấn đề còn hạn chế, bất cập, thiếu sót, không bảo đảm tính khả thi trong các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn qua thực tiễn thi hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, kịp thời đưa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện gửi đến các cơ quan có thẩm quyền lập pháp ở trung ương để kịp thời khắc phục, hoàn thiện nhằm tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ để phục vụ kịp thời cho việc kiểm soát hiệu quả tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thực tế hiện nay.

Hai là, để xử lý tình trạng gây ô nhiễm tiếng ồn trong khu dân cư, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục đề nghị Ban chỉ đạo phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vận động các khu phố quan tâm thực hiện, phân công từng thành viên tổ chức nắm tình hình, theo dõi và giám sát các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm tiếng ồn và báo cáo cho chính quyền, công an địa phương xử lý theo quy định. Đặc biệt, phải xem xét, đánh giá việc chấp hành các hành vi vi phạm tiếng ồn của tổ chức, cá nhân trong xét tặng các danh hiệu văn hóa tại địa phương.

Ba là, các lực lượng chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, buôn bán có phát sinh tiếng ồn trên địa bàn; phải xác định được cơ quan làm đầu mối trong việc tham mưu chính quyền địa phương có các biện pháp quyết liệt, giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Bên cạnh đó, cũng cần phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong xử lý ô nhiễm tiếng ồn, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm.

Bốn là, cần nghiên cứu xem xét áp dụng cơ chế phạt nguội đối với các hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 7: Trong ánh đèn thành thị (Tiểu thuyết hiện đại) hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên