SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 5

Với giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 5 trang 5 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 5

Quảng cáo

Bài tập 5 trang 5 SBT Ngữ văn 12 Tập 2: Đọc lại bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 19) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Trong các trường hợp sau, yếu tố nguyên trong từ nào có cùng nghĩa với từ nguyên tiêu trong nguyên văn bài thơ?

A. Nguyên bản

B. Nguyên khí

C. Nguyên lí

D. Nguyên nhân

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Nguyên khí

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Giải thích nghĩa của các yếu tố viên (câu 1) và mãn (câu 4). Với mỗi yếu tố viênmãn mang nghĩa như trong bài thơ, hãy tìm 3 – 5 từ ghép Hán Việt có sự xuất hiện của chúng.

Trả lời:

- Viên (câu 1); tròn, hình tròn; tròn trịa, đầy đủ; như trong các từ: viên khuyết (tròn và khuyết, nói về mặt trăng), viên thành, viên mãn, viên tịch,...

- Mãn (câu 4): đầy, tràn đầy, đủ; tự cho là đầy; như trong các từ: mãn ý, mãn nguyện, tự mãn, thoả mãn,..

Quảng cáo

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong câu thơ thứ hai là gì? Hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai: điệp ngữ (ba từ xuân được lặp lại đầy dụng ý; ba cụm từ cùng loại được sử dụng trùng điệp: xuân giang, xuân thuỷ, xuân thiên).

- Tác dụng: Nhấn mạnh sức sống của mùa xuân, của đất trời, của lòng người. Biện pháp điệp ngữ tạo ấn tượng về sự trùng điệp, nối tiếp, vận động; khung cảnh mở rộng từ không gian cận cảnh, dưới thấp (vẻ xuân của dòng sông, sắc xuân của nước) vươn đến không gian trên cao, viễn cảnh (khí xuân của bầu trời). Cả vũ trụ ngập tràn sức xuân tươi mới, mạnh mẽ.

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Đọc lại nội dung gợi ý ở cước chú 3 (SGK, tr. 19) và cho biết, có thể xác định cụm từ yên ba thâm xứ trong nguyên văn là điển cố không. Hãy phân tích tác dụng của cụm từ này trong câu thơ.

Trả lời:

Quảng cáo

Cụm từ yên ba thâm xứ (nơi khói sóng vắng lặng), trong thơ cổ, thường gợi không gian mênh mang, tĩnh lặng. SGK đã dẫn một số câu thơ của Trung Quốc và Việt Nam có sử dụng cụm từ/ hình ảnh này; bên cạnh đó, bạn cũng có thể đã biết đến (hoặc có thể tự sưu tầm thêm) nhiều câu thơ có hình ảnh yên ba (khói sóng) như: “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Khói sóng trên sông khiến lòng người thêm buồn – Thôi Hiệu), “Yên ba sầu sát nhân” (Khói sóng buồn chết người – Bạch Cư Dị),...

– Với những dữ liệu trên, xét trong phạm vi bút pháp thơ ca cổ điển, có thể coi hiện tượng các nhà thơ sử dụng một cụm từ, một hình ảnh,... vốn đã xuất hiện nhiều lần trong các tác phẩm đời trước là biện pháp sử dụng chất liệu văn học đã có; biện pháp này giúp tạo nên tính ước lệ của ngôn ngữ, hình tượng trong thơ ca cổ điển. Ở phạm vi hẹp hơn, xuất phát từ lí thuyết chung về điển cố (đã học từ trước), hoàn toàn có thể quan niệm đây là điển cố.

– Tác dụng của cụm từ/ điển cố yên ba thâm xứ trong câu thơ của Hồ Chí Minh: gợi không gian, khung cảnh núi rừng tĩnh lặng, có phần bí mật, gắn với việc bàn bạc việc quân của người chiến sĩ (là những người lãnh đạo cuộc kháng chiến). Khung cảnh “yên ba thâm xứ” trong thơ ca cổ thường gợi ý niệm về sự cô đơn, cảnh huống lánh đời của kẻ sĩ; ở đây, khung cảnh này lại gắn với hình ảnh con người bận bịu việc nước, việc thế sự; do thế, khung cảnh tạo ra một sự đối lập với tâm thế của nhân vật trữ tình.

Quảng cáo

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: So sánh nội dung ý nghĩa và chỉ ra điểm khác biệt giữa nguyên văn và bản dịch của câu thơ kết.

Trả lời:

– Nội dung nguyên văn câu thơ kết: “Nửa đêm trở về, ánh trăng (tràn xuống) ăm ắp đầy thuyền”. Cụm từ nguyệt mãn thuyền (ánh trăng làm tràn đầy con thuyền bàn việc quân) trong nguyên văn là một cụm động từ (mãn là tính từ, được dùng làm động từ), chỉ sự “vận động” của ánh trăng (vốn thuộc về thế giới tự nhiên) tìm về với con người; biến con thuyền quân sự thành con thuyền thơ. Con người (người chiến sĩ bàn việc quân) là trung tâm của bức tranh,

– Nội dung câu thơ dịch: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Ý thơ dịch nhấn mạnh không gian, khung cảnh sống nước mênh mông bát ngát; vẻ đẹp của ý thơ thay đổi (từ chỗ nhấn mạnh sự vận động của trăng hướng đến con người) thành vẻ đẹp ngập tràn âm thanh và màu sắc (trăng ngăn) trong không gian bát ngát.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6: Hồ Chí Minh văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên