Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ
Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ
Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ so sánh: Câu 1, tác giả sử dụng từ so sánh “như để thể hiện sự đồng nhất giữa hai âm thanh, âm thanh của tự nhiên thanh khiết và âm thanh của tiếng hát trong trẻo, thiết tha. Tiếng suối trong được ví với tiếng hát xa là một liên tưởng mới lạ, giàu sức gợi; cả hai âm thanh vọng lại từ xa tạo ấn tượng đan xen giữa cái thực và cái mơ hồ, khó phân biệt.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: Câu 1 lặp hai từ tiếng nhấn mạnh sự so sánh, đồng nhất giữa tiếng suối và tiếng hát; câu 2 lặp lại từ lồng, thể hiện sự hài hoà, quấn quýt của hình ảnh thiên nhiên. Hai hình ảnh thực (trăng, cổ thụ) được soi chiếu lẫn nhau tạo vẻ đẹp hữu hình nhưng huyền ảo; từ bóng đã thống nhất các hình ảnh viễn cảnh (trăng) và cận cảnh (cổ thụ) gợi liên tưởng đến một bức tranh sống động (ánh sáng, màu sắc, đường nét) với vẻ đẹp hoa lệ (bóng lồng hoa). Câu 3 và câu 4 sử dụng điệp ngữ chưa ngủ theo lối đối nối tiếp (lặp lại từ ngữ cuối câu 3 ở đầu câu 4), nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng đồng thời lí giải nguyên nhân chưa ngủ của nhà thơ đồng thời là người chiến sĩ: say mê thưởng ngoạn cảnh đẹp đan quyện với thao thức, trăn trở vận nước. Yêu thiên nhiên và yêu nước thống nhất trong một trái tim và một khối óc.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 9 trang 6 hay khác:
- Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm đọc các tài liệu liên quan và giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, cảm hứng sáng tác, nội dung của bài thơ.
- Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng thủ pháp tiểu đối của tác giả trong bài thơ.
- Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.
- Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT