Nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng thủ pháp tiểu đối của tác giả trong bài thơ

Nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng thủ pháp tiểu đối của tác giả trong bài thơ

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng thủ pháp tiểu đối của tác giả trong bài thơ.

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Trả lời:

- Câu 1: đối giữa tiếng suối trong và tiếng hát xa, quan hệ giữa hai vế là đẳng lập, biểu thị bằng sự so sánh (dùng từ so sánh như) và biện pháp điệp từ (tiếng suối, tiếng hát), điệp cấu trúc (kết cấu chủ – vị). Tác dụng: tạo âm hưởng ngân nga, tha thiết.

- Câu 2: đối giữa trăng lồng cổ thụ và bóng lồng hoa, quan hệ giữa hai vế là đẳng lập, biểu thị bằng sự liệt kê (các hình ảnh nối tiếp nhau) và biện pháp điệp từ (trăng lồng, bóng lồng), điệp cấu trúc (kết cấu chủ – vị). Tác dụng: tạo ấn tượng hài hoà, quấn quýt.

- Câu 3: đối giữa cảnh khuya như vẽ và người chưa ngủ, quan hệ giữa hai vế vừa nối tiếp, vừa đối lập; biểu hiện của thủ pháp tiểu đối chủ yếu là về ý. Tác dụng: giải thích việc người chưa ngủ vì đắm say cùng vẻ đẹp như tranh vẽ của khung cảnh thiên nhiên (quan hệ nối tiếp); gợi suy nghĩ về một sự lạ so với lẽ thường (quan hệ đối lập); đáng lí, đêm khuya thanh tĩnh thì con người cũng phải bình yên chìm sâu vào giấc ngủ, nhưng ở đây người chưa ngủ hẳn còn là vì một lí do đặc biệt nào khác...

Nhìn chung, thủ pháp tiểu đối trong bài thơ được tác giả sử dụng tự nhiên, thuần thục. Điều đó đã góp phần biểu đạt một cách nhuần nhị nội dung và thi tứ của bài thơ.

Quảng cáo

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 9 trang 6 hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên