Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?
Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?
Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?
Trả lời:
- Nội dung, logic của hai câu thơ cuối có quan hệ nối tiếp, các lớp ý nghĩa đan xen tầng bậc:
+ Câu thơ thứ ba trước hết thể hiện sự đắm say của con người trước cảnh đẹp thiên nhiên; một lí do khiến người chưa ngủ hẳn là bởi bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc khiến tâm hồn người nghệ sĩ rung động, say mê. Nhà thơ sao nỡ ngủ khi mà tiếng suối, ánh trăng vẫn miệt mài chảy tràn thành tiếng hát; bóng trăng lồng tán cây rừng vẫn âm thầm dệt thêu vẻ gấm hoa;...
+ Câu thơ thứ tư bất ngờ lí giải lí do thực sự của việc“người chưa ngủ, cho thấy rõ một phương diện khác của tâm trạng nhân vật trữ tình: Tâm hồn rung động, đắm say trước vẻ đẹp thiên nhiên, tạo vật đột ngột được đồng nhất với trăn trở, suy tư của người chiến sĩ cách mạng đang ngẫm ngợi về vận mệnh dân tộc. Tình riêng và niềm chung hoà làm một tâm sự: “Lòng riêng riêng những bàn hoàn,/ Lo sao khôi phục giang san tiên rồng” (Hồ Chí Minh, Đi thuyền trên sông Đáy).
- Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại trong câu thơ đã giải thích lí do không thể thuyết phục hơn: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Từ câu thơ thứ ba sang câu thơ thứ tư, ý thơ đã chuyển đổi nhưng mạch xúc cảm nối tiếp của hai câu thơ không bị ngắt; theo đó, sự “cắt nghĩa” mới về lí do chưa ngủ của nhân vật trữ tình – tác giả như một sự bổ sung hết sức tự nhiên, hợp lí để tạo thành một sự chuyển hoá, hoà hợp của hai tư cách, cũng đồng thời là hai tâm thế: người nghệ sĩ và người chiến sĩ.
- Tâm hồn thanh cao của người nghệ sĩ say đắm trước vẻ đẹp non sông gấm vóc lồng trong cốt cách cứng cỏi của người chiến sĩ đang bộn bề suy tư về vận mệnh dân tộc. Hai vẻ đẹp hài hoà trong hiện thân của một nhân cách. Tình yêu thiên nhiên hoà vào tình yêu đất nước.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 9 trang 6 hay khác:
- Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm đọc các tài liệu liên quan và giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, cảm hứng sáng tác, nội dung của bài thơ.
- Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ.
- Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng thủ pháp tiểu đối của tác giả trong bài thơ.
- Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT