Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ sau:Đợi mẹ

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ sau:Đợi mẹ

Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ sau:

Đợi mẹ

“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải

Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng

Mẹ đã vế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”

(Vũ Quần Phương, thivien.net)

Quảng cáo

Trả lời:

Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu. Bài thơ “Đợi mẹ” được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc:

“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải

Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng

Mẹ đã vế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”

Bài thơ kể cho chúng ta nghe về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ: đợi mẹ. Ai chẳng từng đợi mẹ đi chợ, đi làm về. Ai chẳng từng trải qua cảm giác thắc thỏm đứng ngồi mong ngóng. Em bé trong bài thơ này cũng vậy. Trời đã tối. Những dấu hiệu của nhịp sống ồn ào ban ngày đã dừng lại. Từng hoạt động của đêm lần lượt diễn ra: Vành trăng non đã lên, đom đóm đã thắp lửa ngoài ao, đom đóm đã bay vào nhà. Vậy nhưng mẹ vẫn chưa làm đồng về.

          Em bé có thể nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng không thể mìn thấy mẹ. Mẹ vẫn ở ngoài cánh đồng xa. Mẹ lẫn vào cánh đồng, còn cánh đồng lại lẫn vào đêm. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ bị lẫn, bị chìm vào trong bóng tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi. Đâu phải mẹ không mong về với con, đâu phải mẹ không biết con đang trông ngóng mẹ, nhưng vì cuộc mưu sinh, vì con, mẹ phải đi sớm về muộn. Hình ảnh của mẹ khiến ta nhớ đến hình ảnh con cò trong câu ca dao xưa: “Con cò lặn lội bờ sông.” hay: “Cái cò mà đi ăn đêm.” – thật tội nghiệp biết bao.

          Mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, mẹ chưa về nên cửa nhà trống trải làm sao. Bóng tối ùa về, kéo theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm hồn thơ trẻ. Vì thế, niềm mong mỏi bước chân mẹ càng thêm khắc khoải hơn. EM mong mẹ không phải vì “xu bánh đa vừng” hay củ khoai, tấm mía, … EM mong mẹ về với em, mẹ là ấm áp, mẹ là bình yên. Có mẹ, căn bếp kia mới trở nên ấm cúng; có mẹ, mái nhà tranh mới bớt hoang vắng, quạnh hiu.

          Vậy nhưng, trong khi em bé chờ từng khắc bước chân mẹ, thì bước chân ấy vẫn “ì oạp” nơi cánh đồng xa. Từ tượng thanh “ì oạp” thật giàu sức gợi. Nó gợi lên từng bước chân khó nhọc của mẹ khi phải băng lội giữa bốn bề nước ruộng mênh mông, và lần nữa gọi lên cảm xúc nghẹn ngào nơi trái tim bạn đọc. Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Thơ là sợ dây truyền cảm đặc biệt giữa tác giả và độc giả. Nên đọc những vần thơ trên, người đọc không khỏi rưng rưng xúc động.

          Có lẽ, ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng thắc thỏm chờ mẹ như thế, nên “nỗi đợi” đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ cả trong mơ ở câu thơ cuối thật thương quá đi thôi. Đến bao giờ cuộc sống của mẹ và bé mới bớt nhọc nhằn, bao giờ mẹ mới được về sớm để em bé vui niềm vui bình dị bên mẹ mỗi khi chiều về chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa?

          Bài thơ “Đợi mẹ” có số câu chữ không nhiều, lời thơ giản dị, tự nhiên, ngôn từ giàu sức gợi, đã mang đến thật nhiều xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc. Qua “nỗi đợi” của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên