Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Mùa lụt năm ngoái
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Mùa lụt năm ngoái
Câu 6 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mùa lụt năm ngoái, sau những trận mưa dữ dội, vùng quê tôi nước tràn trắng trời trắng đất. Nhà ngoại tôi nước ngập ngang cửa sổ, gần bằng trận lụt năm Giáp Thìn (1964). Nhớ hồi đó, tôi còn nhỏ, nhà tôi đông người, thôn xóm cho ghe đến tận nhà chuyển người và gia súc lên vùng đồi cao. Lần này, chỉ có dì Bảy với người cháu gái, nửa đêm nước dâng vào nhà bất thần, may có vài người bà con ở gần đến giúp đỡ kê bàn ghế có chỗ nằm cao hơn mặt nước, chờ đất trời thu nước xuống.
Mùa lũ dữ rồi cũng qua, vườn rau xanh trở lại. Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, mootjt trong baao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.
a. Trong đoạn trích, tính chân thực (không hư cấu) của tác phẩm kí được thể hiện ở chi tiết, câu, đoạn văn nào?
b. Dẫn ra một số chi tiết (từ ngữ) để thấy dấu ấn ngôn ngữ địa phương được thể hiện ở đoạn trích trên.
Trả lời:
a. Tản văn thuộc thể kí. Kí nói chung dựa vào sự thực (người thực, việc thực, …), không hư cấu, tưởng tượng. Đặc điểm chung này được thể hiện khá rõ trong đoạn trích. Cụ thể, tác giả đã dẫn ra các sự kiện như: Trận lụt năm ngoái to “gần bằng trận lụt năm Giáp Thìn” và đặc biệt, phần cuối tác giả nêu rõ tên, tuổi, quê quán thực của dì Bảy: “… bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.”.
b. Có thể thấy, trong đoạn trích có nhiều từ ngữ địa phương Nam Bộ nói chung và nam miền Trung nói riêng. Chẳng hạn: cách gọi tên “dì Bảy”, “ngoại”; từ chỉ phương tiện như “ghe”; …
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Câu 1 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về vấn đề gì?
- Câu 2 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Nhan đề văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà gợi cho người đọc điều gì?
- Câu 3 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự nào với phương thức nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó.
- Câu 4 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.
- Câu 5 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?
- Câu 7 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Kí ức cây hà nội
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều