SBT Ngữ văn 7 Bài tập 2 trang 35, 36 Kết nối tri thức

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 2 trang 35, 36 Kết nối tri thức

Bài tập 2. trang 35, 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (từ Ta làm con chim hót đến hết) trong SGK (tr. 91) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong khổ thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Quảng cáo

Trả lời:

Trong khổ thơ, nhà thơ đã bày tỏ tâm niệm tha thiết, khát vọng được dâng hiến, đóng góp một phần nhỏ bé, khiêm nhường của mình cho cuộc đời. Tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước.

Câu 2 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Quảng cáo

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, lặp lại cụm từ ta làm. Với biện pháp tu từ này, nhà thơ muốn khẳng định những ước nguyện tuy đơn sơ, bình dị, khiêm nhường nhưng tha thiết, chân thành của mình - khát vọng được cống hiến cho quê hương, đất nước.

Câu 3 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nhận xét về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ cuối của bài thơ.

Quảng cáo

Trả lời:

Trong khổ thơ cuối, tác giả đã sử dụng cách ngắt nhịp 2/3 và 3/2 đều đặn:

Mùa xuân /ta xin hát

Câu Nam ai / Nam bình

Nước non /“ngàn dặm mình

Nước non /ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền / đất Huế.

Cách ngắt nhịp đó phối hợp với cách gieo vần chân (những tiếng cùng vần với nhau là bình - mình - tình) đã góp phần tạo nên sự hài hoà và nhạc tính cho khổ thơ.

Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài thơ kết thúc bằng việc nhắc đến những điệu ca Huế. Cách kết thúc ấy gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ?

Quảng cáo

Trả lời:

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ kết thúc bằng việc nhắc đến hai điệu ca Nam ai, Nam bình của xứ Huế - những khúc ca thiết tha thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người Huế. Cách kết thúc ấy khiến người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương, sự gắn bó thiết tha của nhà thơ với những giá trị văn hoá truyền thống.

Câu 5 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về lẽ sống dâng cho đời của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.

Trả lời:

Sống dâng cho đời là cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. Lẽ sống đó có ý nghĩa rất lớn lao. Tuổi trẻ biết sống cống hiến sẽ mang lại hạnh phúc cho bản thân, cho xã hội,... Từ nhận thức đó cũng cần biết phê phán lối sống ích kỉ, chỉ biết thu vén cho riêng mình.

Câu 6 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và giải nghĩa các từ láy đó.

Trả lời:

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: xao xuyến, nho nhỏ, lặng lẽ.

- Xao xuyến: trạng thái xúc động kéo dài, khó dứt.

- Nho nhỏ: hơi nhỏ, trông xinh xắn, đáng yêu.

- Lặng lẽ: trạng thái im ắng, không lên tiếng, không có tiếng động, tiếng ổn.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên