SBT Ngữ văn 7 Bài tập 3 trang 36 Kết nối tri thức

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 3 trang 36 Kết nối tri thức

Bài tập 3. trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lại bài thơ Gò Me trong SGK (tr. 93 - 95) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm những hình ảnh miêu tả ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me trong khổ thơ đầu.

Quảng cáo

Trả lời:

Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả ánh sáng: đốm hải đăng tắt, loé đêm đêm; miêu tả âm thanh: leng keng nhạc ngựa; miêu tả không gian miền quê Gò Me: mặt trông ra bể, con đê cát đỏ cỏ viền,...

Câu 2 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra các tiếng cùng vần với nhau trong đoạn thơ sau:

[...] Tôi nằm trên võng mẹ đưa

Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

Tiếng ai vút đầu bông lúa chín

Gió dìu vương xao xuyến bờ tre.

Quảng cáo

Trả lời:

Trong đoạn thơ, các tiếng: đưa - trưa; nồng - bông bắt vần với nhau.

Câu 3 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hai dòng thơ Những chị, những em má núng đồng tiền /Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên gợi cho em cảm nhận gì về những người phụ nữ Gò Me?

Quảng cáo

Trả lời:

Hai dòng thơ giúp em cảm nhận được vẻ đẹp chân chất, khoẻ khoắn, duyên dáng, yêu đời, gắn bó với quê hương xứ sở của những người phụ nữ Gò Me.

Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ: Hò... ơ... Trai Biên Hoà luỵ gái Gò Me/ Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò...?

Quảng cáo

Trả lời:

Qua hai dòng thơ, tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp, sức hút của điệu hò mang hồn quê hương xứ sở. Cũng qua đây, ta cảm nhận được tình yêu quê hương, nỗi nhớ nhung da diết điệu hò quê hương của tác giả - một người con đang sống xa quê.

Câu 5 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng:

Tiếng ai vút đầu bông lúa chín

Gió dìu vương xao xuyến bờ tre.

Trả lời:

Trong những dòng thơ Tiếng ai vút đầu bông lúa chín / Gió dìu vương xao xuyến

bờ tre, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá. Dìu, vương, xao xuyến là những từ vốn được dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái của con người nhưng ở đây lại được nhà thơ sử dụng để miêu tả hoạt động của sự vật. Nhờ đó, tác giả đã làm cho sự vật hiện lên sống động như con người, cũng có hành động, tâm trạng như con người.

Câu 6 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Giải thích nghĩa của từ tắm trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, máy bơi. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ tắm trong ngữ cảnh này với từ tắm trong câu: "Mẹ đang tắm cho bé.

Trả lời:

Từ tắm được sử dụng trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, mây bơi chỉ hình ảnh mặt trăng in hình xuống làn nước, gợi cảm giác như trăng đang ngâm mình trong nước, còn từ tắm trong câu "Mẹ đang tắm cho bé" chỉ hành động giội nước lên người hoặc ngâm mình trong nước cho sạch sẽ, mát mẻ. Qua hai ví dụ này, ta có thể thấy muốn hiểu đúng nghĩa của từ ngữ, phải đặt từ ngữ vào trong ngữ cảnh.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên