SBT Ngữ văn 7 Bài tập 4 trang 43 Kết nối tri thức
Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 4 trang 43 Kết nối tri thức
Bài tập 4. trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Chuyện cơm hến trong SGK (tr. 111 - 115) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Trong văn bản Chuyện cơm hến có nhiều chi tiết nói về thói quen ăn đồ ăn có vị cay hoặc đắng của người Huế - những vị không dễ ăn với nhiều người ở vùng khác. Ví dụ: nấu canh mướp đắng phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp đắng vào; ăn cháo nấm tràm; tô bún bò “cay dễ sợ”; đòi thêm một trái ớt tươi;...
Trả lời:
Tác giả đã liệt kê những cách diễn tả cảm giác cay của người Huế: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc, "cay dễ sợ; cay "túi mắt túi mũi". Tác giả đã công phu thâu lượm những cách nói trong dân gian, cho thấy cách diễn tả cảm giác cay trong ngôn ngữ của người Huế rất phong phú. Những cách nói đó rất hồn nhiên, đi liền với những phản ứng cơ thể xuất phát từ vị giác của con người. Những cụm từ này hầu như đều diễn tả sự “khổ sở” của người ta khi ăn cay, vậy mà ăn cay lại trở thành cái thú của người Huế. Điều đó cho thấy, cái thú đó cũng rất lạ thường, như là một “thử thách” đối với những giới hạn vị giác của con người.
Trả lời:
Tác giả nói một cách hóm hỉnh rằng Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời. Tác giả dùng cách chơi chữ: mặn, nhạt, chua, cay là các vị đồng thời cũng là các cung bậc khác nhau của cuộc sống con người. Người Huế thích ăn đồ ăn có vị cay hoặc đắng là hai vị mà mọi người hay sợ, cũng có nghĩa là người Huế có tố chất sẵn sàng chấp nhận những thứ người khác thấy khó khăn. Đây cũng là cách suy luận tạo sự thú vị thường thấy trong những cuộc chuyện trò thân mật.
Trả lời:
Nguyên liệu làm món cơm hến rất dễ kiếm, hầu như toàn là những thứ lẽ ra bỏ đi hoặc mua được với giá rẻ. Nhưng cách làm cơm hến thì lại khá công phu, phải đủ vị mới ngon, mà lại rất nhiều vị. Làm cơm hến đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn. Nhìn vào nguyên liệu và cách chế biến cơm hến có thể nhận thấy đức tính tiết kiệm, sự chịu khó, tinh tế, khéo léo, sự trân trọng những giá trị cổ truyền,... của người Huế.
Trả lời:
Khi xa quê, người ta thường nhớ về những thứ quen thuộc, gắn với sinh hoạt hằng ngày, hoặc nhớ về những điều mà chỉ quê mình mới có. Câu ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà... nói đến nỗi nhớ của người xa quê về món ăn dân dã canh rau muống, cà dầm tương. Bài tản văn Chuyện cơm hến cũng nói về món ăn dân dã của Huế. Tác giả bộc lộ, khi xa Huế, nhớ món cơm hến đến đứt sợi tóc, đi nước ngoài về phải ăn cho được tô cơm hến. Cả hai văn bản đều nói đến nỗi nhớ quê qua món ăn đã làm nên khẩu vị riêng của người dân mỗi vùng miền.
Trả lời:
“Bản quyền sáng chế” là cách nói vui, nhằm khẳng định mỗi món ăn và cách chế biến của một vùng có giá trị riêng, làm nên nét đặc sắc riêng. Tác giả cho rằng tính bảo thủ trong khẩu vị là một yếu tố để bảo toàn di sản. Món ăn cũng được coi là một di sản bởi nó hàm chứa truyền thống văn hoá cộng đồng. Nhiều người hiện nay vẫn giữ gìn những bí quyết gia truyền làm nên thương hiệu của món ăn truyền thống. Tuy nhiên, cũng có những món ăn được cải biến để phục vụ cho nhiều thực khách với những khẩu vị đa dạng. Đôi khi sự pha trộn làm nên những món mới thú vị. Từ kinh nghiệm của bản thân, em hãy nêu suy nghĩ riêng của mình về ý kiến của tác giả. Em có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến đó nhưng cần giải thích được lí do.
Nhưng lạ nhất là thói ăn cay, đến nỗi chính tôi cũng không hiểu sao mình lại ăn cay “tài” đến như vậy. Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “sướng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc,... [...] Có thể nói rằng người Huế bắt đầu thực đơn hằng ngày bằng một tô bún bò “cay dễ sợ; tiếp theo là một ngày cay “túi mắt túi mũi” để kết thúc với tiếng rao “Ai ăn chè?; một chén ngọt lịm trước khi ngủ.
Trả lời:
Em cần phân biệt hai trường hợp dùng dấu ngoặc kép trong đoạn văn: một là đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại; hai là đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (thể hiện sự hài hước hoặc một hàm ý nào đó). Trong đoạn văn này, tác giả dùng dấu ngoặc kép chủ yếu ở trường hợp thứ hai, chỉ có cụm “Ai ăn chè?” là trường hợp thứ nhất. Đối với những trường hợp dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, em cần chỉ ra những sắc thái nghĩa của các từ trong ngoặc kép. Ví dụ: tôi cũng không hiểu sao mình lại ăn cay “tài” đến như vậy - thể hiện sự hài hước, tự ca ngợi khả năng ăn cay của mình đến mức độ trở thành một cái tài.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT