SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Chiếc lá cuối cùng
Với giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Chiếc lá cuối cùng trang 34, 35 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Chiếc lá cuối cùng
Trả lời:
- Nhân vật trong văn bản chiếc lá cuối cùng: Xiu, Giôn-xi, cụ Bơ – men.
- Mối quan hệ: Cả 3 đều là họa sĩ, Xiu và Giôn-xi là bạn bè, cụ Bơ-men là hàng xóm của Xiu và Giôn-xi.
Trả lời:
Nhan đề Chiếc lá cuối cùng liên quan đến chi tiết: Khi bị ốm, nhìn cây thường xuân trụi dần lá, Giôn-xi luôn suy nghĩ nếu chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì mình cũng sẽ ra đi. Nhưng mãi vẫn không thấy chiếc lá cuối cùng rời cành, điều đó đã thôi thúc niềm ham sống, nghị lực trong Giôn-xi, giúp cô vượt lên khó khăn, chiến thắng bệnh tật.
Trả lời:
- Tác giả tạo nên một tình huống khiến người đọc hồi hộp theo dõi: Liệu chiếc lá cuối cùng có rụng xuống không? Sau đêm mưa bão đầy trời, có thể chiếc lá không còn trên cành, mà chiếc lá thì Giôn-xi nói là mình sẽ chết. Sự căng thẳng của tình huống tăng dần cho đến buổi sáng sau đêm mưa bão, Giôn-xi thấy chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
- Kết thúc truyện rất bất ngờ vì Giôn-xi hồi phục nhưng cụ Bơ-men lại ra đi vì chính cụ thức thâu đêm mưa gió để vẽ chiếc lá trên tường, để “lá không thể rụng” và cứu Giôn-xi.
- Nếu Xiu và Giôn-xi biết cụ Bơ-men sẽ về chiếc lá trên tường thì câu chuyện không còn hấp dẫn vì Giôn-xi sẽ không cảm thấy chiếc lá kia ngoan cường và không còn được truyền động lực thức tỉnh nữa.
Trả lời:
- Tâm trạng của Giôn-xi qua hai lần yêu cầu “kéo mảnh lên” là:
+ Lần thứ nhất kéo mảnh lên, tâm trạng Giôn-xi rất nặng nề khi nhìn thấy trên cây chỉ còn một chiếc lá thường xuân. Cô đã nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết.”. Cô chỉ thấy cô đơn “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.”.
+ Lần thứ hai sau khi mành được kéo lên, tâm trạng Giôn-xi bắt đầu thay đổi khi thấy chiếc lá thường xuân vẫn còn đó, cô “nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”, gọi Xỉu và nói “Muốn chết là một tội”, rồi cô muốn ăn trở lại “chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ”, muốn trang điểm “đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em,.....”, cuối cùng muốn đi du lịch “một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. Tức là tâm trạng đã phấn chấn, vui vẻ và ham muốn được sống trỗi dậy.
– “Chiếc lá cuối cùng” đã giúp Giôn-xi hồi sinh vì:
+ Do cô thấy hình ảnh chiếc lá thường xuân giàu sức sống sau đêm mưa bão.
+ Giôn-xi không muốn phụ tấm lòng của Xiu, cụ Bơ-men.
Trả lời:
Em cảm thấy rất đau lòng, biết ơn và áy náy trước hành động của cụ Bơ-men qua đời. Tự hứa với bản thân sẽ cố gắng sống thật tốt để không phụ tấm lòng của cụ.
Câu 6 trang 35 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
ĐIỀU KHÔNG THỂ NÓI
(Tóm tắt phần lược đi: Truyện mở đầu bằng việc bố Hằng chiêu đãi cả nhà ở một tiệm ăn. Khi vào quán ăn, Hằng lại không muốn ăn nữa và rời đi ngay vì Hằng thoáng nhận ra người bạn cùng lớp làm người bê bát ở quán. Hằng thấy buồn và nhớ lại chuyện ở lớp tuần trước.)
Suốt tuần trước, sau khi thi học kì, học trò 8B sôi nổi bàn tán, chuẩn bị cho buổi liên hoan cuối năm và chuyến đi cắm trại đúng vào ngày đầu tiên của kì nghỉ hè. Mỗi đứa một ý nhưng cuối cùng cũng thoả thuận sẽ làm bún chả tại nhà cái Trang. Còn đi chơi, dự tính sẽ kéo nhau lên Đại Lải. Ở đây nghe nói có hồ tắm, lại có cả rừng bạch đàn để cắm trại vui chơi, tuyệt lắm.
Trong những lần họp lớp để bàn “chủ đề” này chỉ có một nhân vật không tỏ ra hào hứng, cũng chẳng tham gia một lời nào. Đó là Bình – đứa bạn ngồi ở ngay sau lưng Hằng, Trang. Ít nói thì vốn là “bệnh” của Bình rồi. Chả thế mà cậu Hải tếu, vua của các biệt danh đã đặt tên cho Bình ngay khi cậu này từ ngoại thành chuyển về 8B: “Đệ nhất màu chau”. Học hành làng nhàng, trong lớp Bình ít được mọi người để ý đến, trừ một vài đứa bạn trai cùng tổ. “Hằng vô tư” lắm lúc như quên bằng cả sự có mặt của Bình ngay sau lưng. Bởi thế khi cả lớp đã chuẩn bị gần xong cho hai buổi liên hoan và cắm trại, thủ quỹ Trang đã thu gần đủ tiền, Hằng ngạc nhiên thấy Bình nói với Trang:
– Trang ơi, mình.., không dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé. Mình... mình... bận.
Bấy giờ chỉ có ba đứa ở trong lớp. Cái Trang thì cố nài:
– Cậu định về quê chứ gì? Không hoãn lại vài bữa được à? Cố gắng đi, lớp mình vui thế này, tự nhiên lại vắng một đứa, chán chết.
Như nể Trang. Bình nhăn nhó, ừ hử:
– Ừ, mình sẽ cố gắng xem. Nhưng nếu mình vắng, các bạn nhớ đừng nói trước cho bọn cậu Hải biết nhé.
Nói rồi cậu ta bỏ ra ngoài sân. Trang vừa kiểm số tiền đã thu vừa phàn nàn:
– Thỉnh thoảng cậu ta lại khác người như thế đấy. Chẳng còn nhớ mấy lần cả hội rủ nhau đi chơi Thủ Lệ hay Hồ Tây không. Chả bao giờ Bình tham gia. Hằng nhìn theo cái bóng áo xanh của Bình, buông ngay một câu:
– Ôi, khác người khác nghiếc gì. Trang biết không, tớ đại ghét những đứa con trai “ki bo”. Chắc lại tiếc tiền đấy mà.
Trang dường như không đồng tình với Hằng nhưng chỉ cười. Tính nó vốn hiền.
***
Chiều Chủ nhật ấy, Trang rất ngạc nhiên khi thấy Hằng đột ngột đến nhà Trang và hỏi thăm về Bình.
Thì ra trong lớp 8B, chỉ có Trang và một vài bạn nữa biết rằng nhà Bình rất nghèo. Chị gái Bình đi lấy chồng xa. Bố Bình đã nghỉ hưu sớm và bệnh tật, chỉ còn mẹ Bình là công nhân xí nghiệp may quốc phòng nhưng cũng đang tạm nghỉ vì không có việc. Bình vừa đi học vừa phải đi làm thêm phụ giúp bố mẹ...
Bấy giờ thì Hằng đã hiểu vì sao Bình không đi học thêm nhiều như bọn Hằng, ngoài môn Văn là môn Bình học hơi yếu. Hằng cũng chưa “vô tư” đến nỗi không biết rằng so với lương hưu của bố Bình thì gần hai mươi ngàn đóng góp cho lớp là quá nhiều.
– Này, nhưng mà tại sao tự nhiên ấy lại quan tâm đến cậu Bình thế hả? Không để ý đến vẻ tò mò, hơi đùa cợt của Trang, Hằng rủ:
Hay là lát nữa bọn mình đến nhà Bình chơi đi! Tớ chờ ấy. Nhà Bình ở ngõ Quỳnh thì cũng gần đây thôi. Đi nhé Trang!
Trang chỉ còn biết tròn mắt nhìn vẻ mặt khác thường của Hằng, sửng sốt không nói được gì, “Hằng vô tư”, “Hằng phổi bò” như đã biến thành một cô bé khác.
Giá mà Trang cũng được nhìn thấy Bình ở quán phở sáng nay! Giá mà Hằng có thể nói được cho Trang nghe nỗi ân hận tràn ngập trong lòng Hằng kể từ lúc ấy...
(Trần Thiên Hương, Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi
từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999)
a) Văn bản Điều không thể nói viết về chuyện gì?
A. Về những kỉ niệm trong một lần đi liên hoan của học sinh lớp 8B
B. Kể câu chuyện buồn về những người bạn trong cùng một lớp
C. Nhắc lại những kỉ niệm đáng nhớ của gia đình nhân vật Hằng
D. Từ sự hiểu nhầm đến thái độ thông cảm, sẻ chia giữa hai người bạn
b) Sự việc trong truyện được kể theo trình tự nào?
A. Kể lại sự việc đang xảy ra
B. Kể lại sự việc đã xảy ra lâu rồi
C. Từ chuyện hiện tại nhớ lại sự việc trước đó
D. Từ sự việc trước đó nhắc lại chuyện hiện tại
c) Câu văn nào miêu tả nội tâm của nhân vật Hằng?
A. Trang chỉ còn biết tròn mắt nhìn vẻ mặt khác thường của Hằng, sửng sốt không nói được gì, “Hằng vô tư”, “Hằng phổi bò” như đã biến thành một cô bé khác.
B. Bấy giờ thì Hằng đã hiểu vì sao Bình không đi học thêm nhiều như bọn rất Hằng, ngoài môn Văn là môn Bình học hơi yếu.
C. Trong những lần họp lớp để bàn “chủ đề” này chỉ có một nhân vật không tỏ ra hào hứng, cũng chẳng tham gia một lời nào.
D. Giá mà Hằng có thể nói được cho Trang nghe nỗi ân hận tràn ngập trong lòng Hằng kể từ lúc ấy...
d) Yếu tố quan trọng nhất tạo nên bất ngờ trong phần kết thúc của truyện là gì?
A. Thái độ, tình cảm và sự quan tâm của Hằng đối với Bình ngược lại lúc đầu
B. Sự ngạc nhiên của Trang về cách ứng xử của “Hằng vô tư” đối với Bình
C. Hằng đã hiểu vì sao Bình không đi học thêm nhiều như bọn Hằng
D. Hằng đã rủ Trang đến thăm nhà riêng của Bình ở ngõ Quỳnh
e) Em hiểu Điều không thể nói trong văn bản trên là điều gì?
Trả lời:
a – Đáp án D. Từ sự hiểu nhầm đến thái độ thông cảm, sẻ chia giữa hai người bạn
b – Đáp án B. Kể lại sự việc đã xảy ra lâu rồi
c – Đáp án D. Giá mà Hằng có thể nói được cho Trang nghe nỗi ân hận tràn ngập trong lòng Hằng kể từ lúc ấy...
d – Đáp án A. Thái độ, tình cảm và sự quan tâm của Hằng đối với Bình ngược lại lúc đầu.
e – Điều không thể nói trong văn bản trên là: những hiểu nhầm, những lời nói mà Hằng đã nghĩ và đã nói sai về Bình.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 4: Truyện ngắn hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài giải sbt Văn 9 Cánh diều của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều