SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 25

Giải SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 25

Bài tập 4 trang 25 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc lại văn bản “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường trong SGK (tr. 111 – 115 ) và trả lời các câu hỏi:

Quảng cáo

Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Văn bản bàn luận về vấn đề gì?

Trả lời:

Văn bản bàn luận về những nét đặc sắc của bài thơ Hoàng Hạc lâu tổng Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch.

Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tác giả đã phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng theo trình tự nào? Em có nhận xét gì về cách triển khai luận điểm trong văn bản?

Trả lời:

- Tác giả phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng theo bố cục của bài thơ: vẻ đẹp của hai câu thơ đầu – nói tới người ra đi; vẻ đẹp của hai câu kết – nói về tâm tình của người ở lại.

- Luận điểm được triển khai theo bố cục của bài thơ: hai câu đầu và hai câu kết.

- Mỗi phần tương ứng với một luận điểm. Điều này giúp tác giả có thể phân tích được vẻ đẹp của thi phẩm trong tính chỉnh thể của nó.

Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tác giả bài nghị luận đã phân tích nội dung gì trong hai câu thơ đầu? Để làm nổi bật nội dung ấy, tác giả đã phân tích những yếu tố hình thức nghệ thuật nào?

Trả lời:

– Nội dung được tác giả phân tích trong hai câu thơ đầu:

+ Mối quan hệ thân tình giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.

+ Thời gian và không gian đưa tiễn.

Quảng cáo

– Để làm nổi bật hai nội dung trên, tác giả đã đi sâu phân tích yếu tố từ ngữ, hình ảnh của bài thơ:

+ Yếu tố từ ngữ: vừa phân tích từ, vừa đánh giá vị trí, sự kết hợp của các từ. Giải thích và cảm nhận về ý nghĩa của các từ ngữ: cố nhân, tây từ; xuất phát từ hiểu biết về địa lí Trung Hoa (hướng chảy của các dòng sông lớn) để đánh giá tính chính xác của cách nói: tây từ, há đồng thời lí giải cách nói từ biệt lầu Hoàng Hạc.

+ Yếu tố hình ảnh: chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh lầu Hoàng Hạc.

Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tác giả bài nghị luận đã phân tích nội dung gì trong hai câu thơ cuối? Để làm nổi bật nội dung ấy, tác giả đã phân tích những yếu tố hình thức nghệ thuật nào?

Trả lời:

- Nội dung được tác giả phân tích trong hai câu thơ cuối: tình cảm của người ở lại dành cho người ra đi.

- Để làm nổi bật nội dung trên, tác giả tiếp tục phân tích các yếu tố từ ngữ, hình ảnh và đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong hai câu thơ.

Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Em có nhận xét gì về lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng trong văn bản?

Trả lời:

Quảng cáo

- Lí lẽ được tác giả sử dụng trong văn bản rất hợp lí và thuyết phục, bởi tác giả đã xuất phát từ chính ngôn từ, hình ảnh của thi phẩm để phân tích, lí giải và đưa ra nhận xét.

- Bằng chứng rất phong phú, được chọn lựa và phân tích kĩ càng, bao gồm cả bằng chứng trong tác phẩm và bằng chứng từ các văn bản khác, giúp gia tăng sự so sánh và liên tưởng.

Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Những hiểu biết về mối quan hệ giữa Mạnh Hạo Nhiên và Lý Bạch, đặc điểm của các dòng sông và thơ tống biệt nói chung được tác giả đưa vào văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

Những hiểu biết của tác giả về mối quan hệ giữa Mạnh Hạo Nhiên và Lý Bạch, đặc điểm của các dòng sông và đặc điểm thơ tổng biệt Trung Hoa được thể hiện trong văn bản đã giúp người đọc hiểu hơn về mạch cảm xúc, lí giải sâu sắc hơn vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật và đặc điểm thể loại của bài thơ. Những hiểu biết này cũng khiến việc phân tích, lí giải của tác giả bài nghị luận vừa có bề rộng, vừa có chiều sâu, tạo nên sức thuyết phục và hấp dẫn cho văn bản.

Câu 7 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Qua văn bản nghị luận này, em học hỏi được kinh nghiệm gì khi viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ?

Quảng cáo

Trả lời:

Khi phân tích một tác phẩm thơ, cần bám sát từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Đặc biệt, khi phân tích thơ Đường luật, cần bám sát cả bản phiên âm và bản dịch nghĩa.

Bên cạnh bằng chứng từ văn bản cần phân tích, có thể mở rộng, liên tưởng, so sánh, đối chiếu với các văn bản khác để làm nổi bật đối tượng phân tích. Nếu có điều kiện, có thể tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm, thời đại... Những hiểu biết về lịch sử, địa lí, văn hoá liên quan đến tác phẩm hay đặc điểm riêng của từng thể thơ sẽ giúp những kiến giải về văn bản thêm sâu sắc và thuyết phục.

Câu 8 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Những dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy tác giả bài nghị luận đã tuân thủ các quy định về trích dẫn và tham khảo tài liệu?

Trả lời:

Tác giả bài nghị luận đã tuân thủ quy định về trích dẫn và tham khảo tài liệu. Ví dụ khi trích nhận định: “Nhiều bài trường thi... không phải là ngoại lệ”, tác giả bài nghị luận đã chú thích rõ tên tác giả của nhận định, tên tài liệu trích dẫn và xuất xứ tài liệu.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài giải sbt Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên