SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 26
Giải SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 26
Bài tập 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc đoạn trích viết về tám câu thơ cuối đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Tám câu thơ cuối cùng của toàn đoạn thơ được xây dựng bởi điệp ngữ “buồn trông” ở các câu sáu nhằm diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thuý Kiều. Dường như ở đây không có con người, chỉ có cảnh vật hay đúng hơn, chỉ còn tâm trạng. Đây là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình thành công nhất trong “Truyện Kiều”. Với quan niệm thẩm mĩ truyền thống, Nguyễn Du luôn luôn lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật. Tính chất truyền thống ấy biểu hiện qua sự chi phối của lô-gíc nội tâm đối với lô-gíc cảnh vật khách quan, qua bút pháp phác hoạ và khái quát, qua hình tượng và ngôn ngữ ước lệ công thức.
Nhưng ở đoạn thơ này, cảnh vật thiên nhiên lại được miêu tả hết sức chân thực như cửa biển, cánh buồm, nội cỏ, chân mây với một số đường nét, màu sắc, âm thanh sinh động như “ngọn nước mới sa”, “một màu xanh xanh”, “ầm ầm tiếng sóng Tất cả hình bóng thiên nhiên chân thực, sinh động nói trên cùng với cảnh vật trong nhiều đoạn thơ khác như “Lối mòn cỏ nhợt màu sương”, “Vầng trăng ai xẻ làm đôi “Cỏ lan mặt đất”, “gai góc mọc đầy”,... trước hết nảy nở trên rung cảm và quan sát của một tâm hồn nghệ sĩ vốn gắn bó với cảnh vật thiên nhiên, với quê hương xứ sở,... Cuộc sống tiếp xúc với nhiều xứ sở, nhiều cảnh vật là một đặc điểm trong cuộc đời Nguyễn Du. Điều ấy đã để lại ảnh hưởng không nhỏ khi nhà thơ khắc hoạ lại cảnh sắc thiên nhiên trên những trang “Truyện Kiều” của mình.
Bút lực của một thi tài đã phát huy cao độ tính đa nghĩa của ngôn ngữ, tính đa dạng của hình tượng, từ đó tạo nên nhiều tầng ý nghĩa của một từ ngữ, một hình tượng, mở ra trường liên tưởng phong phủ rộng mở. Cánh “hoa trôi man mác” giữa dòng nước mênh mông cũng là tâm trạng và số phận vô định của Thuý Kiều.“Nội cỏ dầu dầu”, giữa “chân mây mặt đất” vô cùng rộng lớn xa xăm hay chính là tâm trạng bị thương, tương lai mờ mịt của nàng? Và thiên nhiên dữ dội, “gió cuốn mặt duềnh” “ầm ầm tiếng sóng” như nói lên tâm trạng hãi hùng và cuộc sống đầy đe doạ đang bao quanh nàng... Mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh miêu tả thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng, và cả về số phận con người...
(Theo Đặng Thanh Lê, Giảng văn Truyện Kiều, NXB Giáo dục, 2003, tr. 69 – 70)
Trả lời:
- Đoạn trích tập trung phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều.
- Để tìm câu văn mang ý khái quát của cả đoạn trích, em chú ý các câu nhận xét tổng hợp, có khả năng bao chứa được thông tin của toàn đoạn. Trong đoạn trích này, đó là câu: “Đây là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình thành công nhất trong “Truyện Kiều””. Các câu văn khác trong đoạn đều triển khai cụ thể ý này.
Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các đoạn văn trong phần trích.
Trả lời:
Phần trích gồm ba đoạn văn. Đoạn 1 chỉ ra đặc điểm nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du theo cách thể hiện truyền thống. Đoạn 2 chỉ ra sự khác biệt của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ và lí giải về sự khác biệt ấy. Đoạn 3 phân tích cụ thể hơn về cái “tình”gửi gắm trong một số “cảnh” của đoạn thơ. Như vậy, ba đoạn văn có quan hệ tương hỗ, cùng làm nổi bật nội dung chính của phần trích.
Trả lời:
- Theo tác giả, điều đặc biệt của thiên nhiên trong đoạn thơ là: “hết sức chân thực”, “sinh động” chứ không “khái quát”, “ước lệ công thức” như nhiều đoạn trích khác trong Truyện Kiều.
- Sở dĩ có sự đặc biệt ấy là bởi ở đây, Nguyễn Du đã vượt qua bút pháp miêu tả thiên nhiên theo lối truyền thống để viết ra từ “rung cảm và quan sát của một tâm hồn nghệ sĩ vốn gắn bó với cảnh vật thiên nhiên, với quê hương xứ sở”, từ sự trải nghiệm, tiếp xúc phong phú của ông với “nhiều xứ sở”, “nhiều cảnh vật”.
Trả lời:
Trong đoạn văn thứ 3, trên cơ sở liên tưởng và suy luận, tác giả đã chứng minh về “tính đa nghĩa của ngôn ngữ” bằng cách phân tích ý nghĩa ẩn dụ trong một vài cách nói, khiến người đọc hiểu mỗi cụm từ, câu không chỉ miêu tả cảnh và một cách thuần tuý mà còn gửi gắm nhiều tầng ý nghĩa. Đoạn “Cánh “hoa trái man mác”... bao quanh nàng” chính là phần chứng minh của tác giả.
Trả lời:
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, người viết cần bám sát ngôn ngữ, hình ảnh trong tác phẩm để phân tích, suy luận, lí giải; từ đó nhận ra ý nghĩa được gợi lên từ các câu chữ.
Câu văn: “Tám câu thơ cuối cùng của toàn đoạn thơ được xây dựng bởi điệp ngữ “buồn trông” ở các câu sáu nhằm diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thuý Kiều”.
Trả lời:
- Trong đoạn trích, việc so sánh thể hiện ở chỗ tác giả đã chỉ ra sự khác biệt của thiên nhiên trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (đoạn 2) với thiên nhiên mang tính ước lệ truyền thống trong các câu thơ khác của Nguyễn Du trong Truyện Kiều (đoạn 1).
- Việc mở rộng, liên hệ được thể hiện trong đoạn 2 khi tác giả trích dẫn các câu thơ khác cũng gợi tả thiên nhiên một cách chân thực, sinh động. Sự tương đồng này là cơ sở để tác giả đi sâu phân tích ý nghĩa của các hình ảnh thiên nhiên trong đoạn 3.
Nói chung, việc so sánh, mở rộng, liên hệ rất quan trọng trong văn bản nghị luận văn học. Một mặt, nó giúp soi tỏ, làm nổi bật vấn đề nghị luận; mặt khác, lại chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú. Tuy nhiên, cần lưu ý: so sánh, mở rộng, liên hệ chủ yếu làm nổi bật vẻ đẹp và sức hấp dẫn của tác phẩm, không nên viết lan man, phô trương kiến thức, khiến bài viết tản mạn, thiếu trọng tâm.
Trả lời:
Để bài văn nghị luận được sinh động, người viết cần trau dồi, rèn luyện khả năng diễn đạt, thể hiện ý tưởng của bản thân bằng những ngôn từ tinh tế, giàu cảm xúc. Chẳng hạn, trong đoạn trích, những cách diễn đạt như: “nảy nở trên rung cảm và quan sát”, “dòng nước mênh mông”,“số phận vô định”, “ẩn dụ về tâm trạng, và cả số phận con người”; cách dùng câu hỏi xen lẫn các câu trần thuật khiến lời văn nghị luận giàu hình ảnh và cảm xúc.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài giải sbt Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT