Biểu đồ Hình 23.13 thể hiện sự phân bố trong vùng thủy triều của hai loài cá Balanus balanoides và Chthamalus stellatus
Giải SBT Sinh học 12 Bài 23: Quần xã sinh vật - Chân trời sáng tạo
Câu 23.38 trang 140 sách bài tập Sinh học 12: Biểu đồ Hình 23.13 thể hiện sự phân bố trong vùng thủy triều của hai loài cá Balanus balanoides và Chthamalus stellatus ở giai đoạn trưởng thành và ấu trùng, đồng thời thể hiện tác động tương đối của yếu tố độ ẩm và cạnh tranh. Biết rằng các chữ cái từ A đến E là kí hiệu các mức độ thủy triều khác nhau, theo thứ tự từ mức cao xuống thấp. Dựa vào thông tin cho trong đồ thị, trả lời ngắn gọn các câu hỏi dưới đây:
a) Xác định vùng phân bố của hai loài cá B. balanoides và C. stellatus ở giai đoạn trưởng thành và ấu trùng.
b) Mối quan hệ giữa hai loài B. balanoides và C. stellatus là gì?
c) Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự phân bố của hai loài này ở các mức độ thủy triều khác nhau? Giải thích.
Lời giải:
a)
- B. balanoides ấu trùng phân bố ở tất cả các khu vực (từ A đến E), không phụ thuộc vào mức độ thủy triều cao hay thấp.
- B. balanoides trưởng thành có khu vực phân bố hẹp hơn so với giai đoạn ấu trùng. Ở khu vực có mức thủy triều cao nhất và thấp nhất, các cá thể trưởng thành của loài này không phân bố (khu vực A và E).
- C. stellatus ấu trùng phân bố rộng hơn các cá thể trưởng thành cùng loài (khu vực có mức thủy triều được kí hiệu là A, B, C).
- C. stellatus trưởng thành chỉ phân bố ở khu vực có mức thuỷ triều cao (khu vực A và B).
b) Mối quan hệ giữa hai loài B. balanoides và C. stellatus là cạnh tranh loại trừ. Trong đó, B. balanoides thắng thế nên ở các khu vực có mức thủy triều thấp, các cá thể B. balanoides phát triển mạnh còn C. stellatus không thể sống sót.
c)
- C. stellatus không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm nhưng cạnh tranh loại trừ với B. balanoides. Vì ở khu vực có mức thuỷ triều cao C. stellatus vẫn sống bình thường, trong khi ở các mức thuỷ triều thấp, ở khu vực B. balanoides phát triển thì C. stellatus không tồn tại.
- B. balanoides trưởng thành không có mặt ở khu vực A, nơi chịu ảnh hưởng mạnh của độ ẩm, giai đoạn ấu trùng vẫn có thể tồn tại được. Trong khi đó, ở mức thủy triều thấp, các cá thể của loài này (cả giai đoạn ấu trùng lẫn trưởng thành) có sự cạnh tranh gay gắt với nhau.
Lời giải SBT Sinh 12 Bài 23: Quần xã sinh vật hay khác:
Câu 23.16 trang 132 sách bài tập Sinh học 12: Quy ước các kí hiệu như sau: ....
Câu 23.27 trang 135 sách bài tập Sinh học 12: Sinh vật ngoại lai xâm lấn là sinh vật ....
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST