Trên các cánh đồng lúa bị chuột phá, người nông dân thường dùng bẫy để diệt chuột
Giải SBT Sinh học 12 Bài 24: Thực hành: Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên - Chân trời sáng tạo
Câu 24.12 trang 144 sách bài tập Sinh học 12:
a) Trên các cánh đồng lúa bị chuột phá, người nông dân thường dùng bẫy để diệt chuột, hoặc dùng ni lông bao quanh bờ ruộng để ngăn chuột ăn lúa. Theo phương diện sinh thái học, biện pháp nào trong hai biện pháp trên có hiệu quả cao hơn. Giải thích.
b) Việc dùng ni lông bao quanh bờ ruộng để ngăn chuột ăn lúa kéo theo nỗi lo "ô nhiễm trắng". Ảnh hưởng của việc dùng túi ni lông đến môi trường là gì? Có thể sử dụng biện pháp nào để kiểm soát kích thước quần thể chuột mà không gây ô nhiễm môi trường?
Lời giải:
a) - Chuột là loài sinh vật có tốc độ sinh sản tương đối nhanh, nên biến động của kích thước của quần thể chuột chịu sự chi phối mạnh vào mật độ quần thể. Tức là khi mật độ quần thể càng cao thì tốc độ sinh sản càng giảm và ngược lại khi kích thước quần thể càng thấp, mật độ càng nhỏ thì tốc độ sinh sản càng nhanh.
- Nếu sử dụng biện pháp bẫy chuột để làm giảm số lượng của chuột, trong khi nguồn thức ăn lại dồi dào (lúa), thì những con chuột sống sót sẽ tăng tốc độ sinh sản, kích thước quần thể sẽ tăng nhanh chóng trở lại.
- Trong khi đó, nếu hạn chế tối đa việc chuột có thể tiếp cận với nguồn thức ăn là lúa, thì kích thước quần thể sẽ giảm mạnh và bền vững vì làm giảm sức chứa của môi trường. Do vậy, biện pháp dùng ni lông bao quanh ruộng lúa ngăn chặt triệt để chuột vào ruộng lúa sẽ đem lại hiệu quả hơn so với bẫy chuột.
b)
- Ảnh hưởng của việc dùng túi ni lông đến môi trường:
+ Theo nghiên cứu, khi ở môi trường tự nhiên, ni lông phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy. Trường hợp chôn lấp, rác thải ni lông gây ô nhiễm môi trường đất và nước, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật, gây xói mòn đất, ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái trong vùng.
+ Khi đốt ni lông sẽ tạo ra khí thải có chất độc gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, nguy hiểm hơn là có khả năng gây ung thư.
- Có thể dùng biện pháp khống chế sinh học như dùng mèo, rắn,... để khống chế số lượng chuột. Các biện pháp này vừa bảo vệ môi trường vừa không gây suy giảm đa dạng sinh học.
Lời giải SBT Sinh 12 Bài 24: Thực hành: Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên hay khác:
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST