Giải SBT Toán 10 trang 46 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Với Giải sách bài tập Toán 10 trang 46 Tập 1 trong Bài 1: Hàm số và đồ thị SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 10 trang 46.

Giải SBT Toán 10 trang 46 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bài 3 trang 46 SBT Toán 10 Tập 1: Trong kinh tế thị trường, lượng cầu và lượng cung là hai khái niệm quan trọng. Lượng cầu chỉ khả năng về số lượng sản phẩm cần mua của bên mua (người dùng), tùy theo đơn giá bán sản phẩm; còn lượng cung chỉ khả năng cung cấp số lượng sản phẩm này cho thị trường của bên bán (nhà sản xuất) cũng phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm.

Người ta khảo sát nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm A theo đơn giá của sản phẩm này và thu được bảng sau:

Đơn giá sản phẩm A (đơn vị: nghìn đồng)

10

20

40

70

90

Lượng cầu (nhu cầu về số sản phẩm)

338

288

200

98

50

a) Hãy cho biết tại sao bảng giá trị trên xác định một hàm số? Hãy tìm tập xác định và tập giá trị của hàm số đó (gọi là hàm cầu).

b) Giả sử lượng cung của sản phẩm A tuân theo công thức y=fx=x250 , trong đó x là đơn giá sản phẩm A và y là lượng cung ứng với đơn giá này. Hãy điền các giá trị của hàm số f(x) (gọi là hàm cung) vào bảng sau:

Đơn giá sản phẩm A (đơn vị: nghìn đồng)

10

20

40

70

90

Lượng cung (khả năng cung cấp về số sản phẩm)

c) Ta nói thị trường của một sản phẩm là cân bằng khi lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Hãy tìm đơn giá x của sản phẩm A khi thị trường cân bằng.

Quảng cáo

Lời giải:

a) Từ bảng đã cho ta có thể thấy với mỗi mức đơn giá, đều có duy nhất một giá trị về lượng cầu. Do vậy bảng giá trị cho ở đề bài xác định một hàm số.

Hàm số này có tập xác định D = {10; 20; 40; 70; 90} và có tập giá trị T = {338; 288; 200; 98; 50}.

b) Ta có hàm cung: y=fx=x250 .

Với x = 10 thì y=f10=10250=2 ;

Với x = 20 thì y=f20=20250=8 ;

Với x = 40 thì y=f40=40250=32 ;

Với x = 70 thì y=f70=70250=98 ;

Với x = 90 thì y=f90=90250=162 ;

Vậy ta điền được bảng sau:

Đơn giá sản phẩm A (đơn vị: nghìn đồng)

10

20

40

70

90

Lượng cung (khả năng cung cấp về số sản phẩm)

2

8

32

98

162

c) Từ hai bảng giá trị của lượng cung và lượng cầu, ta tìm được giá trị x = 70 thì lượng cung và lượng cầu đều bằng 98.

Vậy thị trường của sản phẩm A cân bằng khi đơn giá của sản phẩm A là 70 000 (đồng).

Bài 4 trang 46 SBT Toán 10 Tập 1: Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau:

a) fx=1x5 ;

b) f(x) = |3x – 1|.

Quảng cáo


Lời giải:

a) Tập xác định của hàm số là: D = ℝ \ {– 5}.

+ Xét khoảng (– ∞; – 5):

Lấy hai số x1, x2 tùy ý thuộc (– ∞; – 5) sao cho x1 < x2.

Ta có:

Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau trang 46 SBT Toán 10 Tập 1

Vì x1, x2 (– ∞; – 5) nên x1 + 5 < 0 và x2 + 5 < 0.

Lại có: x1 < x2 nên x1 – x2 < 0.

Do đó, f(x1) – f(x2) =x1x2x1+5x2+5 < 0 hay f(x1) < f(x2).

Vậy hàm số đồng biến trên khoảng (– ∞; – 5). (1)

+ Xét khoảng (– 5; + ∞):

Lấy hai số x3, x4 tùy ý thuộc (– 5; + ∞) sao cho x3 < x4.

Ta có:

Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau trang 46 SBT Toán 10 Tập 1

Vì x3, x4 (– 5; + ∞) nên x3 + 5 > 0 và x4 + 5 > 0.

Lại có: x3 < x4 nên x3 – x4 < 0.

Do đó, f(x3) – f(x4) =x3x4x3+5x4+5 < 0 hay f(x1) < f(x2).

Vậy hàm số đồng biến trên khoảng (– 5; + ∞). (2)

Từ (1) và (2) suy ra hàm số đã cho đồng biến trên các khoảng (– ∞; – 5) và (– 5; + ∞).

b) Với 3x – 1 ≥ 0 hay x ≥ 13, ta có: |3x – 1| = 3x – 1.

Với 3x – 1 < 0 hay x < 13, ta có: |3x – 1| = – (3x – 1) = – 3x + 1.

Khi đó ta có:

fx=3x1 khi x133x+1 khi x<13

Ta xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số g(x) = 3x – 1 trên khoảng 13; + và của hàm số h(x) = – 3x + 1 trên khoảng ; 13 .

+ Lấy hai số x1, x2 tùy ý thuộc khoảng 13; + sao cho x1 < x­2:

Ta có: f(x1) – f(x2) = (3x1 – 1) – (3x2 – 1) = 3(x1 – x2) < 0 (do x1 < x2 nên x1 – x2 < 0).

Suy ra f(x1) < f(x2).

Vậy hàm số g(x) đồng biến trên 13; + hay f(x) đồng biến trên 13; + . (1)

+ Lấy hai số x3, x4 tùy ý thuộc khoảng ; 13 sao cho x3 < x4:

Ta có: f(x3) – f(x4) = (– 3x3 + 1) – (– 3x4 + 1) = 3(x4 – x3) > 0 (do x3 < x4 nên x4 – x3 > 0).

Suy ra f(x3) > f(x4).

Vậy hàm số h(x) nghịch biến trên ; 13 hay f(x) nghịch biến khoảng ; 13 . (2)

Từ (1) và (2) suy ra hàm số f(x) nghịch biến trên khoảng ; 13 và đồng biến trên khoảng 13; + .

Bài 5 trang 46 SBT Toán 10 Tập 1: Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số có đồ thị như sau:

Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số có đồ thị như sau

Quảng cáo

Lời giải:

Quan sát Hình 3 ta thấy:

- Đồ thị hàm số có dạng đi lên từ điểm có tọa độ (– 1; 1) đến điểm có tọa độ (1; 4) nên hàm số đồng biến trên khoảng (– 1; 1);

- Đồ thị hàm số có dạng đi xuống từ điểm có tọa độ (1; 4) đến điểm có tọa độ (5; – 2) nên hàm số nghịch biến trên khoảng (1; 5);

- Đồ thị hàm số có dạng đi lên từ điểm có tọa độ (5; – 2) đến điểm có tọa độ (9; 6) nên hàm số đồng biến trên khoảng (5; 9).

Vậy hàm số có đồ thị như Hình 3 đồng biến trên các khoảng (– 1; 1) và (5; 9), nghịch biến trên khoảng (1; 5).

Lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên