Giải Sinh học 10 trang 121 Cánh diều

Với Giải Sinh học 10 trang 121 trong Bài 19: Quá trình tổng họp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng Sinh học 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 10 trang 121.

Giải Sinh học 10 trang 121 Cánh diều

Báo cáo thực hành trang 121 Sinh học 10:

- Giải thích cơ chế làm cho bánh phồng lên khi ủ.

- Nêu các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bánh mì và cách thức điều chỉnh các yếu tố đó để có sản phẩm bánh mì ngon.

Quảng cáo

Lời giải:

- Giải thích cơ chế làm cho bánh phồng lên khi ủ: Khi ủ, nấm men biến đổi carbohydrate của bột thành rượu và khí CO2. Chính khí CO2 được sinh ra sẽ làm cho bánh phồng lên, mềm và xốp.

- Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bánh mì: độ ẩm của bột làm bánh, lượng men bánh mì, lượng muối và đường, nhiệt độ.

+ Cách thức điều chỉnh các yếu tố đó để có sản phẩm bánh mì ngon: độ ẩm của bột làm bánh, lượng men bánh mì, lượng muối và đường phải được căn chỉnh theo đúng tỉ lệ đã nêu ở phần các bước tiến hành; nhiệt độ ủ khoảng 28 – 30 oC trong khoảng 1,5 giờ còn nhiệt độ nướng khoảng 160 oC trong 25 – 30 phút.

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

Giải thích cơ chế làm cho bánh phồng lên khi ủ.

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Lên men bánh mì

Tên nhóm:……………………………………………………………………………

1. Mục đích thí nghiệm:

- Thực hiện được quy trình lên men bánh mì.

- Giải thích được quá trình lên men bánh mì.

2. Chuẩn bị thí nghiệm:

- Nguyên liệu: 250 g bột mì, 5 g men bánh mì, 160 mL nước đun sôi để nguội, 2 g muối, 16 g đường.

- Dụng cụ: dao nhỏ, thìa, khay inox (20 × 27 cm) phủ giấy nến, bình đựng nước, bát inox có đường kính miệng khoảng 30 cm, găng tay.

- Thiết bị: lò nướng hoặc tủ sấy.

3. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Trộn đều muối, men bánh mì và đường với 160 mL nước.

- Bước 2: Bổ sung dần dung dịch ở bước 1 vào bát bột và dùng tay trộn đều cho đến khi bột mịn.

- Bước 3: Ủ ở nhiệt độ 28 – 30 oC trong khoảng 20 phút.

- Bước 4: Chia bột thành những phần nhỏ (khoảng 8 phần), tạo hình cho mỗi phần đó.

- Bước 5: Xếp bánh vào các khay và ủ ở nhiệt độ 28 – 30 oC trong khoảng 1 giờ.

- Bước 6: Dùng dao khía mặt bánh và nướng ở 160 oC trong khoảng 25 – 30 phút thu được sản phẩm.

- Bước 7:

+ Quan sát màu sắc vỏ bánh, xác định mùi và vị của bánh mì.

+ Ghi thông tin đặc điểm của bánh mì theo gợi ý như bảng 19.3.

Giải thích cơ chế làm cho bánh phồng lên khi ủ.

4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

- Kết quả thí nghiệm:

Đặc điểm

Màu sắc vỏ bánh

Mùi của bánh

Vị của bánh

Bánh mì

Màu vàng giòn

Mùi thơm đặc trưng

Vị ngọt nhẹ

- Giải thích: Khi ủ, nấm men biến đổi carbohydrate của bột thành rượu và khí CO2. Chính khí CO2 được sinh ra sẽ làm cho bánh phồng lên, mềm và xốp.

5. Kết luận:

- Lên men bánh mì là một ứng dụng quá trình phân giải của nấm men.

Quảng cáo


Lời giải bài tập Sinh 10 Bài 19: Quá trình tổng họp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên