Giải Sinh học 10 trang 120 Cánh diều

Với Giải Sinh học 10 trang 120 trong Bài 19: Quá trình tổng họp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 120.

Giải Sinh học 10 trang 120 Cánh diều

Báo cáo thực hành trang 120 Sinh học 10:

- Giải thích sự sai khác của các số liệu thu được ở bảng 19.1, dựa trên số liệu đó để giải thích cơ chế đông tụ của sữa chua.

- Nêu các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sữa chua và cách thức điều chỉnh các yếu tố đó để có sản phẩm sữa chua ngon.

Quảng cáo

Lời giải:

- Trong quá trình lên men sữa chua cho thấy, so với hỗn hợp sữa (bước 2), sản phẩm sữa chua (ở bước 5) có sự thay đổi về màu sắc, mùi, vị, trạng thái, pH. Điều này được giải thích là do quá trình phân giải của vi khuẩn lactic: Vi khuẩn lactic đã chuyển hóa đường trong sữa chua thành lactic acid, đồng thời các protein phức tạp đã chuyển thành các protein đơn giản dễ tiêu. Lượng lactic acid được sinh ra làm pH giảm khiến sữa đông tụ, sữa chua có vị chua nhẹ.

- Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sữa chua: chất lượng các nguyên liệu (sữa chua thành phẩm, sữa tươi) và nhiệt độ.

+ Cách thức điều chỉnh các yếu tố để có sản phẩm sữa chua ngon: Sữa chua thành phẩm và sữa tươi được dùng làm nguyên liệu phải đảm bảo độ vệ sinh cao, không bị thiu hỏng; nhiệt độ khi ủ khoảng 35 – 40 oC có thể ủ trong lò vi sóng sau khi đã làm nóng lò khoảng 2 phút, ủ trong nồi cơm điện,…

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

Giải thích sự sai khác của các số liệu thu được ở bảng 19.1

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Lên men sữa chua

Tên nhóm:……………………………………………………………………………

1. Mục đích thí nghiệm:

- Thực hiện được quy trình lên men sữa chua.

- Giải thích được quá trình lên men sữa chua.

2. Chuẩn bị thí nghiệm:

- Nguyên liệu: 1 lít sữa tươi có đường, sữa chua thành phẩm (1 hộp).

- Dụng cụ: bình chứa có thể tích 2 lít, cốc có nắp có thể tích 100 mL (12 cốc), bình đun nước, đũa thủy tinh, giấy quỳ.

3. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Đổ 1 lít sữa tươi ra bình chứa 2 lít.

- Bước 2: Bổ sung sữa chua thành phẩm vào hỗn hợp dịch sữa đã chuẩn bị ở bước 1, dùng đũa thủy tinh khuấy để sữa chua trộn đều.

- Bước 3: Chia đều hỗn hợp sữa vào các cốc sạch và đậy nắp.

- Bước 4: Ủ các cốc sữa ở nhiệt độ 35 – 40 oC trong thời gian khoảng 8 – 12 giờ.

- Bước 5: Bảo quản các cốc sữa trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 – 6 oC và sử dụng trong 5 ngày.

- Bước 6: Quan sát màu sắc, trạng thái, xác định mùi vị, đo pH của hỗn hợp sữa ở bước 2 và sản phẩm sữa chua ở bước 5.

Ghi lại thông tin theo gợi ý như bảng 19.1.

Giải thích sự sai khác của các số liệu thu được ở bảng 19.1

4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

- Kết quả thí nghiệm:

Đặc điểm

Màu sắc

Mùi, vị

Trạng thái

pH

Hỗn hợp sữa (bước 2)

Trắng

Vị ngọt

Lỏng

6,2 – 6,5

Sản phẩm sữa chua (bước 5)

Trắng

Vị chua nhẹ

Đông tụ

4,5 – 4,8

- Giải thích: Vi khuẩn lactic đã chuyển hóa đường trong sữa chua thành lactic acid, đồng thời các protein phức tạp đã chuyển thành các protein đơn giản dễ tiêu. Lượng lactic acid được sinh ra làm pH giảm khiến sữa đông tụ, sữa chua có vị chua nhẹ.

5. Kết luận:

- Lên men sữa chua là một ứng dụng quá trình phân giải của vi khuẩn lactic.

Báo cáo thực hành trang 120 Sinh học 10:

- Vi khuẩn lên men dưa chua có từ những nguồn nào? Người ta thường chủ động bổ sung vi khuẩn lactic trong quá trình muối dưa bằng cách nào?

- Dưa cải muối chua khi ăn được thì được gọi là dưa “chín”, em hãy giải thích cơ chế gây ra sự “chín” của dưa.

- Nêu các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dưa chua và cách thức điều chỉnh các yếu tố đó để có sản phẩm dưa chua ngon.

Quảng cáo


Lời giải:

- Vi khuẩn lên men dưa chua có từ những nguồn như: trong sữa và các sản phẩm từ sữa, trên bề mặt thực vật và xác thực vật đang bị phân giải, trong ruột và các niêm dịch ở người và động vật,… Trong quá trình muối dưa, người ta thường chủ động bổ sung vi khuẩn lactic bằng cách cho 1 phần dịch nước dưa thành phẩm.

- Giải thích cơ chế gây ra sự “chín” của dưa: Trong quá trình lên men dưa chua, vi khuẩn lactic đã phân giải một số đường có trong rau dưa thành acid lactic khiến rau dưa có vị chua và màu vàng đặc trưng.

- Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dưa chua là: chất lượng rau cải nguyên liệu, độ yếm khí, nồng độ muối và đường, nhiệt độ.

+ Cách thức điều chỉnh các yếu tố đó để có sản phẩm dưa chua ngon: Rau cải cần chọn loại tươi, rửa sạch, phơi héo, cắt khúc nhỏ; đảm bảo độ yếm khí bằng cách nén chặt rau cải và đổ ngập dung dịch nước muối đường; điều chỉnh nồng độ muối khoảng 3 % và nồng độ đường khoảng 0,5 – 1 %; nhiệt độ ủ khoảng 35 – 40 oC; có thể bổ sung thêm một phần nước dưa thành phẩm sẽ rút ngắn được thời gian lên men từ 1 – 2 ngày.

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

Vi khuẩn lên men dưa chua có từ những nguồn nào?

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Lên men dưa chua

Tên nhóm:……………………………………………………………………………

1. Mục đích thí nghiệm:

- Thực hiện được quy trình lên men dưa chua.

- Giải thích được quá trình lên men dưa chua.

2. Chuẩn bị thí nghiệm:

- Nguyên liệu: rau cải bắp hoặc cải bẹ, muối, đường, hành lá, nước đun sôi để nguội.

- Dụng cụ: dao hoặc kéo, bình lên men (lọ sành, sứ hoặc thủy tinh), phên tre hoặc nứa, giấy quỳ.

3. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Rửa rau cải và hành bằng nước sạch, phơi héo rau cải.

- Bước 2: Cắt cải bẹ thành khúc khoảng 3 – 4 cm, nếu dùng cải bắp thì thái nhỏ khoảng 0,5 – 0,8 cm, cắt hành lá thành khúc 3 – 4 cm.

- Bước 3: Trộn đều rau cải và hành rồi cho vào bình lên men, dùng phên nén chặt.

- Bước 4: Bổ sung dung dịch nước muối 3 % có chứa 0,5 – 1 % đường cho ngập rau khoảng 5 cm.

- Bước 5: Ủ ở nhiệt độ 35 – 40 oC trong 2 ngày thu được sản phẩm dưa chua.

- Bước 6: Thu thập số liệu.

+ Quan sát màu sắc, trạng thái, xác định mùi vị, đo pH của dưa ở bước 4 và sản phẩm dưa chua.

+ Ghi đặc điểm của dưa ở bước 4 và sản phẩm ở bước 5 theo gợi ý như bảng 19.2.

Vi khuẩn lên men dưa chua có từ những nguồn nào?

4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

- Kết quả thí nghiệm:

Đặc điểm

Màu sắc

Mùi, vị

Trạng thái

pH

Dưa ở bước 4

(nguyên liệu ban đầu)

Xanh

Vị cay, đắng

Rắn

6,2 – 6,5

Sản phẩm dưa chua

(sau 2 ngày ủ)

Vàng

Vị chua nhẹ

Mềm hơn

4,6 hoặc thấp hơn

- Giải thích: Trong quá trình lên men dưa chua, vi khuẩn lactic đã phân giải một số đường có trong rau cải thành acid lactic khiến pH giảm, rau cải có vị chua và màu vàng đặc trưng.

5. Kết luận:

- Lên men dưa chua là một ứng dụng quá trình phân giải của vi khuẩn lactic.

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 19: Quá trình tổng họp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên