Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 19: Công nghệ tế bào

Với tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 19: Công nghệ tế bào hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 19: Công nghệ tế bào

I. Công nghệ tế bào động vật

Quảng cáo

1. Khái niệm

- Công nghệ tế bào động vật là quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

2. Nguyên lí

- Nguyên lí của công nghệ tế bào động vật: Nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.

- Khái niệm tế bào gốc: Tế bào gốc là những tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành thành loại tế bào khác nhau.

- Phân biệt các loại tế bào gốc:

+ Tế bào gốc phôi (tế bào gốc vạn năng): Có nguồn gốc từ phôi sớm của động vật, có thể phân chia và biệt hóa thành mọi loại tế bào của cơ thể trưởng thành.

Quảng cáo


+ Tế bào gốc trưởng thành (tế bào gốc đa tiềm năng): Có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành, chỉ có thể phân chia và biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 19: Công nghệ tế bào

Khả năng tái tạo và biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau của tế bào gốc

- Ngoại trừ tế bào gốc thì còn có các tế bào biệt hóa và không còn khả năng phân chia và tạo thành các loại tế bào khác nhau.

3. Thành tựu

Ba thành tựu nổi bật và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn của công nghệ tế bào động vật:

(1) Nhân bản vô tính vật nuôi

Quảng cáo

(2) Liệu pháp tế bào gốc

(3) Liệu pháp gene

a) Nhân bản vô tính vật nuôi

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 19: Công nghệ tế bào

Quy trình nhân bản vô tính động vật (cừu)

- Khái niệm: Nhân bản vô tính vật nuôi là công nghệ tạo ra các con vật giống hệt nhau về kiểu gene không thông qua quá trình sinh sản hữu tính.

- Công nghệ nhân giống vô tính đã áp dụng thành công cho một số loài như ếch, bò, lợn, cừu, ngựa, lừa, mèo, chó, khỉ nhưng nổi bật nhất là nhân bản ở cừu Dolly năm 1996.

- Ứng dụng: Công nghệ nhân giống vô tính không chỉ nhằm mục đích sinh sản tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu genne ưu việt mà chúng còn làm tăng sống lượng các thể của những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Quảng cáo

b) Liệu pháp tế bào gốc

- Khái niệm: Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi cấy ngoài cơ thể vào người bệnh để thay thế các tế bào bị bệnh di truyền.

- Ưu điểm: Khi dùng liệu pháp tế bào gốc, cơ thể người sẽ không loại thải tế bào ghép nhưng để tránh vấn đề vi phạm đạo đức, các nhà khoa học đã tìm kiếm, nhân nuôi các loại tế bào gốc tách chiết từ các mô của người trưởng thành.

- Ứng dụng:

+ Liệu pháp tế bào gốc được kì vọng sẽ chữa được các bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường type 1, người có cơ tim bị tổn thương do đột quỵ hay bị tổn thương các tế bào thần kinh, các bệnh ung thư.

+ Thành tựu trong nuôi cấy các tế bào động vật cũng cho phép việc ứng dụng nghiên cứu phát triển thịt nhân tạo hoặc sản xuất các protein chữa bệnh cho người.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 19: Công nghệ tế bào

Liệu pháp tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường type 1

c) Liệu pháp gene

- Khái niệm: Liệu pháp gene là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành.

- Quy trình: Nhân nuôi tế bào trong ống nghiệm, chỉnh sửa gen hoặc thay thế các gene bệnh của tế bào bằng gene lành → Sàng lọc các tế bào đã được chỉnh sửa gene và nhân bản trong ống nghiệm → Truyền các tế bào chỉnh sửa gene vào cơ thể bệnh nhân.

- Ứng dụng: Liệu pháp thay thế gene chỉ sử dụng được cho người bệnh di truyền do hỏng một gene nhất định và tế bào bị bệnh phải thuộc loại tế bào liên tục phân chia trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 19: Công nghệ tế bào

Quy trình liệu pháp gene

thay thế gene bệnh trong tế bào phổi của người bị bệnh u xơ nang

II. Công nghệ tế bào thực vật

1. Khái niệm

- Công nghệ tế bào thực vật là quy trình công nghệ nuôi cấy các tế bào, mô thực vật ở điều kiện vô trùng để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm mục đích nhân giống.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 19: Công nghệ tế bào

Mô sẹo bắt đầu phân hóa

và các cây con hình thành trong môi trường nuôi cấy trên đĩa Petri

2. Nguyên lí

- Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.

3. Thành tựu

Ba kĩ thuật chủ yếu trong công nghệ tế bào thực vật:

(1) Nuôi cấy mô tế bào

(2) Lai tế bào sinh dưỡng

(3) Kĩ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh

a) Nuôi cấy mô tế bào

- Quy trình: Tách các mô tế bào chuyên hóa ra khỏi cây → Đưa các mô vào trong ống nghiệm nuôi cấy trong điều kiện vô trùng với đầy đủ chất dinh dưỡng cùng các hormone thực vật để tạo mô sẹo (mô callus) → Kích thích mô sẹo để tạo thành cây con hoàn chỉnh.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 19: Công nghệ tế bào

Nhân nhanh giống cây trồng từ mảnh mô lá

- Ứng dụng:

+ Nhân nhanh với số lượng lớn ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm, cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác.

+ Công nghệ tế bào thực vật kết hợp với công nghệ di truyền tạo ra giống cây biến đổi gene hay cây chuyển gen nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

b) Lai tế bào sinh dưỡng

- Quy trình: Loại bỏ thành tế bào để tạo tế bào trần → Dung hợp tế bào trần để tạo tế bào lai → Nuôi cấy in vitro tế bào lai để tạo giống cây lai khác loài.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 19: Công nghệ tế bào

Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật

- Ứng dụng: Tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phương pháp tạo giống thông thường không tạo ra được.

c) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh

- Quy trình: Hạt phấn và noãn chưa thụ tinh được nuôi cấy trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội hoặc lưỡng bội hóa các mô đơn bội và nuôi cấy để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 19: Công nghệ tế bào

Quy trình tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn

- Ứng dụng: tạo ra các cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene, đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trồng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Nhóm hỏi bài 2k6