Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus

Với tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 24: Khái quát về virus hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus

I. Virus và các đặc điểm chung của virus

Quảng cáo

- Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus

Virus khảm thuốc lá

Virus Adenovirus

Virus cúm

- Đặc điểm chung của virus:

+ Có kích thước vô cùng bé, dao động từ 20 nm đến 300 nm.

+ Chưa có cấu tạo tế bào.

+ Không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hóa khi ở bên ngoài tế bào.

→ Virus không được xem là một vật sống hoàn chỉnh.

- Hình dạng của virus rất đa dạng: hình xoắn, hình đa diện, hình cầu, dạng phức tạp,..

Quảng cáo


Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus

Một số hình dạng của virus

- Cấu trúc của virus: Các loại virus đều có 2 thành phần chính là lõi nucleic acid và vỏ capsid.

+ Lõi nucleic acid chứa DNA hoặc RNA mạch đơn hoặc mạch kép, có chức năng mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của virus.

+ Vỏ capsid được cấu tạo từ protein, có chức năng bao bọc bảo vệ virus.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus

Các thành phần cấu tạo virus

Quảng cáo

+ Ngoài ra, một số loại virus động vật còn có thêm lớp màng kép phospholipid ở bên ngoài, được gọi là lớp vỏ ngoài với các gai glycoprotein giúp chứng tiếp cận tế bào chủ.

- Phân loại: Dựa vào vật chất di truyền, người ta có thể chia virus thành 2 loại là virus DNA và virus RNA. Loại virus RNA có thêm một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có như enzyme sao chép ngược, enzyme giúp tích hợp hệ gene virus vào hệ gene tế bào chủ, enzyme lắp rắp và giải phóng virus ra khỏi tế bào,…

- Vật chủ kí sinh của virus:

+ Virus có thể sống kí sinh ở tất cả các nhóm sinh vật như vi khuẩn, thực vật, động vật, con người.

+ Mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một phổ vật chủ nhất định, có virus có phổ vật chủ rộng cũng có virus có phổ vật chủ hẹp.

+ Nơi virus tồn tại ngoài tự nhiên được gọi là ổ chứa. Việc phát hiện ra ổ chứa hay vật trung gian truyền bệnh là rất quan trọng trong việc khống chế dịch bệnh do virus.

Quảng cáo

II. Quá trình nhân lên của virus

- Sự gia tăng số lượng virus trong tế bào được gọi là sự nhân lên của virus.

- Quá trình nhân lên của virus trải qua 5 giai đoạn: hấp phụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → giải phóng.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus

Quá trình nhân lên của virus

1. Giai đoạn hấp thụ

- Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ.

2. Giai đoạn xâm nhập

Đây là giai đoạn vật chất di truyền của virus được truyền vào trong tế bào chủ:

- Đối với thực khuẩn thể (phage): vật chất di truyền của virus được tiêm vào trong tế bào vi khuẩn bằng một bộ phận chuyên biệt, vỏ protein bị bỏ lại ở bên ngoài.

- Đối với virus động vật có vỏ ngoài: virus đưa cả vỏ capsid cùng vật chất di truyền vào tế bào chủ, sau đó nucleic acid mới được giải phóng ra khỏi vỏ protein.

3. Giai đoạn tổng hợp

Đây là giai đoạn tổng hợp các bộ phận của virus:

- Đối với virus DNA: Khi DNA của virus vào trong tế bào chủ sẽ thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng.

- Đối với một số virus RNA: Khi RNA của virus vào trong tế bào chủ có thể trực tiếp thu hút các enzyme của tế bào tới dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Số khác phải mang theo enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA rồi phiên mã thành các RNA làm vật chất di truyền của virus.

4. Giai đoạn lắp ráp

- Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh.

5. Giai đoạn giải phóng

- Virus ra khỏi tế bào chủ.

- Khi đã vào được bên trong tế bào, các virus nhân lên theo hai cách đó được gọi là chu kì sinh tan hoặc chu kì tiềm tan hay sử dụng cả hai cách trên.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 24: Khái quát về virus

Mối quan hệ giữa chu kì sinh tan và chu kì tiềm tan

Điểm

phân biệt

Chu kì sinh tan

Chu kì tiềm tan

Tên gọi loại virus gây ra

- Virus độc.

- Virus ôn hòa.

Cơ chế

- Vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền của tế bào chủ.

- Nhân lên nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ.

- Vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền của tế bào chủ.

- Không nhân lên thế hệ virus mới trong tế bào chủ.

Kết quả

- Làm tan tế bào chủ.

- Không làm tan tế bào chủ.

Mối quan hệ

- Không thể chuyển thành chu trình tiềm tan.

- Có thể chuyển thành chu trình sinh tan.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Nhóm hỏi bài 2k6