Giải Sinh học 12 trang 138 Cánh diều

Với Giải Sinh học 12 trang 138 trong Bài 22: Sinh thái học quần xã Sinh 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 138.

Giải Sinh học 12 trang 138 Cánh diều

Quảng cáo

Câu hỏi 12 trang 138 Sinh học 12: Sự xuất hiện của loài ngoại lai có những ảnh hưởng gì đến các loài sinh vật bản địa?

Lời giải:

Những ảnh hưởng của loài ngoại lai đến các loài sinh vật bản địa:

- Khi du nhập vào môi trường mới, nếu gặp điều kiện thuận lợi, các loài ngoại lai sẽ thích nghi, sinh trưởng và phát triển thành một loài mới của quần xã. Chúng cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi ở và không gian hoạt động, thậm chí chúng có thể lấn át loài bản địa và trở thành loài ưu thế, làm thay đổi cấu trúc của quần xã.

- Ngoài ra, hoạt động sống của chúng có thể làm thay đổi sâu sắc các nhân tố sinh thái vô sinh, khiến môi trường sống vốn đã thích nghi của các loài bản địa bị biến đổi.

Luyện tập 1 trang 138 Sinh học 12: Kể tên một số loài sinh vật ngoại lai, nêu tác động của các loài đó đến quần xã sinh vật bản địa.

Lời giải:

Một số loài ngoại lai và tác động của các loài đó đến quần xã sinh vật bản địa:

Quảng cáo

- Cây bèo tây (lục bình): Cây bèo tây là loài di nhập vào Việt Nam, chúng đã thích nghi và phát triển khắp từ miền Bắc vào miền Nam, từ các thủy vực nước ngọt đến vùng nước lợ và trở thành loài ưu thế nếu không có sự kiểm soát của con người. Cây bèo tây làm mức nước hạ thấp và gây tắc nghẽn các kênh tưới tiêu chảy vào cánh đồng; ngăn chặn ánh sáng mặt trời và nguồn oxygen có vai trò thiết yếu đối với đời sống thủy sinh bên dưới;…

- Ốc bươu vàng: Việc nhập nội ốc bươu vàng vào Việt Nam đã ảnh hưởng không tốt đến các loài bản địa. Ốc bươu vàng có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, cạnh tranh với các loài ốc bản địa đồng thời sử dụng nhiều loài cây khác nhau như rau, bèo, thậm chí cả lá lúa làm thức ăn. Ốc bươu vàng đã bùng phát và trở thành loài ưu thế. Sự bùng phát của ốc bươu vàng không những làm suy giảm cấu trúc quần xã sinh vật bản địa mà còn gây thiệt hại cho nền nông nghiệp Việt Nam.

- Rùa tai đỏ: Rùa tai đỏ có khả năng cạnh tranh mạnh vì có những đặc điểm như trưởng thành sớm, sinh sản mạnh, cạnh tranh thức ăn, nơi đẻ trứng. Khi thoát ra tự nhiên, rùa tai đỏ sẽ cạnh tranh thức ăn, giao phối với rùa bản địa, dẫn đến lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, đưa đến phá vỡ cân bằng sinh thái.

Quảng cáo

- Cây mai dương: Cây mai dương gây xâm hại đất nông nghiệp vì chúng phát triển nhanh và làm đất bạc màu, tắc nghẽn dòng chảy, cản trở đi lại… Đồng thời, gây ảnh hưởng đến thực vật, động vật, mất cân bằng sinh thái vì hầu như không có động, thực vật nào khác sinh sống tại nơi cây này phát triển. Bên cạnh đó, cây mai dương chứa chất Mimosin (loại axit amin có thể gây độc) ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, gây ô nhiễm nguồn nước khi phân huỷ…

Lời giải bài tập Sinh 12 Bài 22: Sinh thái học quần xã hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên