Giải Sinh học 12 trang 80 Cánh diều
Với Giải Sinh học 12 trang 80 trong Bài 13: Di truyền học quần thể Sinh 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 80.
Giải Sinh học 12 trang 80 Cánh diều
Luyện tập 2 trang 80 Sinh học 12: Hãy nêu và giải thích ví dụ minh họa ảnh hưởng của tự thụ phấn, giao phối gần đến một quần thể ngẫu phối.
Lời giải:
Ví dụ: Một nghiên cứu về tác động của giao phối gần đối với tỉ lệ mắc các bệnh di truyền do đột biến gene ở người được thực hiện trên một số quần thể tại một vùng đảo thuộc châu Âu. Kết quả chỉ ra rằng, có 23 - 48% những người mắc các bệnh di truyền được nghiên cứu ở các quần thể này là do giao phối cận huyết. Qua đây cho thấy, hiện tượng kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống làm tăng nguy cơ sinh con mang kiểu gene đồng hợp tử lặn gây bệnh.
Vận dụng 1 trang 80 Sinh học 12: Tại sao tự thụ phấn bắt buộc xảy ra có thể gây thoái hóa giống ở các giống lúa lai nhưng vẫn cần áp dụng trong các phương pháp chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng?
Lời giải:
- Tự thụ phấn bắt buộc gây thoái hóa giống lúa lai vì: Lúa lai có nguồn gốc từ lai khác dòng, mang nhiều allele quý từ các dòng bố mẹ khác nhau. Tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ khiến các allele quý phân li, các gene lặn có hại chuyển sang trạng thái đồng hợp, dẫn đến làm giảm sức sống, làm giảm năng suất, phẩm chất (ưu thế lai).
- Trong chọn và tạo giống vẫn cần áp dụng tự thụ phấn bắt buộc vì:
+ Giúp tạo dòng thuần: Tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ giúp tạo dòng thuần, là nguyên liệu nhằm tạo ưu thế lai.
+ Giúp củng cố các tính trạng tốt có kiểu gene đồng hợp tử về tính trạng được quan tâm.
Vận dụng 2 trang 80 Sinh học 12: Hậu quả của hiện tượng giao phối gần xảy ra đối với đàn vật nuôi là gì? Biện pháp nào có thể áp dụng để giảm nguy cơ giao phối gần trong đàn vật nuôi?
Lời giải:
- Hậu quả của hiện tượng giao phối gần xảy ra đối với đàn vật nuôi: Đối với đàn vật nuôi, hiện tượng giao phối gần có thể khiến các đột biến lặn có hại dễ bị đưa về trạng thái đồng hợp dẫn đến hiện tượng suy thoái cận huyết với các biểu hiện như: giảm năng suất, sức sinh sản giảm, con sinh ra dễ xuất hiện quái thai hoặc chết non,…
- Biện pháp có thể áp dụng để giảm nguy cơ giao phối gần trong đàn vật nuôi: cách li các thế hệ trong đàn để tránh các thế hệ giao phối lại với nhau, tạo các điều kiện sống thuận lợi cho đàn vật nuôi,…
Lời giải bài tập Sinh 12 Bài 13: Di truyền học quần thể hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Cánh diều
- Giải SBT Sinh học 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều