5+ Soạn bài Lầu Hoàng Hạc (mới)

5+ Soạn bài Lầu Hoàng Hạc (mới)

Quảng cáo

Hoàng Hạc lâu - lớp 12 Chân trời sáng tạo




Lưu trữ: Soạn bài Lầu Hoàng Hạc (sách Văn 10 cũ)

A. Soạn bài Lầu Hoàng Hạc (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình,…

Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Cảnh khiến người buồn bởi

    + đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó

    + ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mỹ ngoài kia

    + nỗi buồn còn xuất phát từ việc “hạc vàng đã đi, đi biệt”, nuối tiếc những vàng son đã qua

Quảng cáo

Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Đồng ý với ý kiến bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:

    + Chữ “sầu” là tất yếu, nó là kết quả diễn của quá trình quan sát, liên tưởng, tái tê trong lòng của con người

    + Lầu Hoàng Hạc là nơi gắn với những lần li biệt nổi tiếng, nên tâm trạng của tác giả nhuốm buồn

    + Cảnh vật, không gian, thời gian… cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ đều xuất hiện chữ sầu

    + Chữ sầu trong câu thơ cuối là sự lắng đọng lại cảm xúc

B. Tác giả

*Tiểu sử

- Thôi Hiệu (704-754).

- Quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).

- Đỗ tiến sĩ năm khai nguyên thứ 11 (723), làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang.

*Sự nghiệp sáng tác

- Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, một số lượng không nhiều so với các nhà thơ đương thời. Song chỉ với Hoàng Hạc lâu, tên tuổi của ông đã lưu danh thiên cổ. 

- Các tác phẩm

+ Hành kinh Hoa Âm (Đi qua Hoa Âm)

+ Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc)

+ Trường Can hành kỳ 1 

+ Trường Can hành kỳ 2

+ Trường Can hành kỳ 3 

+ Trường Can hành kỳ 4 

+ Vị Thành thiếu niên hành (bài Hành tuổi trẻ thành Vị)

+ Nhập Nhược Da khê (Vào suối Nhược Da)

+ Cổ ý (Ý xưa)

+ Mạnh Môn hành (Bài hành qua Mạnh Môn)

+ Nhạn Môn Hồ nhân ca (Bài ca của người Hồ ở Nhạn Môn)

C. Tác phẩm

- Lầu Hoàng Hạc

+ Hoàng Hạc lâu: tên một di tích văn hóa nổi tiếng ở phía Tây Nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nằm trên bờ sông Trường Giang, lầu Hoàng Hạc còn là một danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, nơi mà Lí Bạch đã có cảm hứng viết về cuộc chia tay với cố nhân. 

+ Đây cũng là nơi truyền thuyết xưa nói rằng Phí Văn Vi buồn vì thi hỏng tu luyện thành tiên cưỡi hạc vàng bay lên tiên.

- Hoàn cảnh ra đời: Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bố cục: 2 phần

+ 4 câu thơ đầu: Đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian.

+ 4 câu cuối: Định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên