Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh ngắn nhất năm 2021

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh ngắn nhất năm 2021

Đề 1 (trang 53- SGK): Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương

Dàn ý (mẫu 1)

Quảng cáo

A, Mở bài:

- giới thiệu về danh lam thắng cảnh định thuyết minh (vịnh Hạ Long)

B, Thân bài

- Khái quát về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

    + Vịnh Hạ Long nằm tại thành phố Hạ Long là nơi du lịch nổi tiếng

    + Là nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, một kiệt tác của thiên nhiên

    + Được công nhận là di sản văn hóa thế giới

- Chi tiết về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

    + Lịch sử danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

   • Theo truyền thuyết cho rằng, nước Việt bị giặc ngoại xâm xâm lược, Ngọc Hoàng cho Rồng mẹ mang theo rồng con giúp nước Việt

   • Nhưng theo địa lí học đây là do kiến tạo địa chất

Quảng cáo

    + Các điểm tham quan lại Vịnh Hạ Long: Hòn Gà Chọi, Hòn Con Cóc, Đảo Ngọc Vừng, Đảo Ti Tốp,.........

    + Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

   • Là di sản văn hóa của thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

   • Là nơi du khách đến thăm quan du lịch

C, Kết bài :

-nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

Dàn ý (mẫu 2)

a. Mở bài: Giới thiệu chung về Hồ Gươm.

b. Thân bài

1. Vị trí địa lí và diện tích.

* Vị trí địa lí.

- Nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm.

- Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ.

* Diện tích: Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m.

2. Tên gọi

Lục Thủy: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo.

Thủy Quân: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.

Hồ Hoàn Kiếm: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).

Tả Vọng – Hữu Vọng: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phíaNamlà Hữu Vọng.

3. Lịch sử

Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi.

4. Vẻ đẹp thiên nhiên của Hồ

Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ, liễu…

Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc

Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc.

5. Các công trình gắn liền với hồ: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, Tượng đài Lí Thái Tổ.

6. Vai trò, ý nghĩa của hồ.

- Hồ có chức năng điều hòa khí hậu.

- Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội.

- Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, giải trí (phố đi bộ)….

- Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc.

c. Kết Bài: Nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm: Hồ Gươm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hào hùng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bài văn mẫu

Đề 2 (trang 53- SGK): Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh/chị yêu thích.

Dàn ý (mẫu 1)

A, Mở bài:

-giới thiệu loại hình ca nhạc định thuyết minh

B, Thân bài

- Nguồn gốc của loại hình ca nhạc đó

- Đặc điểm của loại hình ca nhạc đó

- Những thời kì phát triển

- Vị trí trong nền âm nhạc hiện nay

Quảng cáo

C, Kết bài :

-nêu cảm nghĩ của em về loại hình ca nhạc đó

Dàn ý (mẫu 2)

a. Mở bài: Giới thiệu loại hình ca nhạc hay sân khấu định giới thiệu (quan họ, tuồng, chèo, hát xoan, kịch nói,…).

b. Thân bài

- Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

   + Điểm đặc biệt nhất của loại hình ca nhạc hay sân khấu đó là gì?

   + Loại hình ca nhạc (sân khấu) đó xuất phát từ đâu? Vùng đất ấy có đặc điểm gì?

   + Nét sinh hoạt văn hóa đó thường diễn ra ở đâu?

   + Đặc điểm nội dung các câu hát, điệu hát là gì?

   + Môi trường diễn xướng có gì đặc biệt? (ở trên sông, trong đình, chùa,…)

   + Cách phối khí, biểu diễn, trang phục của người diễn như thế nào?

- Đánh giá về vai trò, vị trí của loại hình ca nhạc (sân khấu) đó trong đời sống văn nghệ nói riêng và tinh thần của dân tộc nói chung.

c. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về loại hình ca nhạc mà em yêu thích.

- Trách nhiệm của chúng ta trong việc giữ gìn và phát huy sản phẩm văn hóa tinh thần đó là gì?

Bài văn mẫu

Đề 3 (trang 53- SGK): Thuyết minh một ngành thủ công mĩ nghệ của địa phương.

Dàn ý (mẫu 1)

A, Mở bài:

- giới thiệu nét văn hóa ẩm thực của địa phương mình (món Mì Quảng)

B, Thân bài

- Nguồn gốc của món Mỳ Quảng:

    + Không ai biết món mỳ quảng có từ bao giờ

    + Mỳ Quảng đi vào đời sống của con người Quảng Nam giản dị và nồng ấm

- Đặc điểm của Mỳ Quảng

    + là món ăn đặc trưng của Quảng Nam

    + Mỳ Quảng được làm rồi cắt sợi mỏng dài

    + Mỳ Quảng ăn kèm thịt heo, tôm và nước dùng

    + Khi ăn Mỳ Quảng không thể thiếu bánh tráng, đậu phộng rang, rau thơm,..

- Vị trí của món Mì Quảng trong ẩm thực Việt Nam hiện đại

Quảng cáo

C, Kết bài:

-cảm nghĩ của bản thân

Dàn ý (mẫu 2)

Tham khảo đề tài: Thuyết minh về nghề làm nón lá làng Chuông

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

b.Thân bài:

- Lịch sử về chiếc nón lá.

- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp.

- Các nguyên liệu làm nón:

   + Mo

   + Lá lụi

   + Nứa rừng làm vòng nón.

   + Dây cước, sợi guột để khâu nón.

   + Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

- Quy trình làm nón:

   + Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng.

   + Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều.

   + Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm.

   + Nức nón, luồn nhôi.

   + Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

- Phân loại nón: nón Chuông, nón Bài thơ, nón quai thao, nón Lâm Sung, nón Ngựa,…

- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

- Tác dụng:

   + Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ.

   + Có thể dùng để múa, làm quà tặng.

   + Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

c. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam

Bài văn mẫu

Đề 4 (trang 53- SGK): Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Dàn ý (mẫu 1)

A, Mở bài:

-giới thiệu về đối tượng thuyết minh (lễ hội chọi trâu Đồ Sơn-Hải Phòng)

B, Thân bài

- Nguồn gốc: có từ thế kỉ 18

- Thời gian: mùng 9/8 âm lịch hàng năm

- Cách chọn, nuôi, huấn luyện trâu

- Trường đấu: những bãi đất rộng, có hào nước bao quanh

- Phần lễ: lễ tế thần Điểm Tước và lễ rước kiệu bát cống

- Phần hội:

    + Điệu múa khai hội của 24 tráng niên

    + Trâu được dẫn vào sới, có người che lọng và múa cờ, khi hai ông trâu cách nhau 20m, người dắt nhanh chóng rút “sẹo” rồi nhanh chóng lùi ra.

    + Trận chọi trâu diễn ra gay cấn, ác liệt

- Ý nghĩa lễ hội trọi trâu: mang lại niềm vui cho người xem, là một tục lệ, tín ngưỡng độc đáo

C, Kết bài:

-cảm nghĩ của bản thân

Dàn ý (mẫu 2)

a. Mở bài: Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

b. Thân bài:

Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội.

– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:

   + Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).

   + Địa điểm tổ chức lễ hội.

   + Nguồn gốc, lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).

– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

   + Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.

   + Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).

   + Chuẩn bị về địa điểm…

– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.

   + Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.

   + Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tượng vè lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…).

– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

   + Lễ hội trong thời hiện đại có những thay đổi ra sao?

   + Nét đặc trưng của lễ hội này khác với các lễ hội khác ở điểm gì?

c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội trong con mắt của du khách.

Bài văn mẫu

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên