5+ Soạn bài Chí Phèo (mới)
5+ Soạn bài Chí Phèo (mới)
Chí Phèo - lớp 11 Cánh diều
Chí Phèo - lớp 11 Kết nối tri thức
Lưu trữ: Soạn bài Chí Phèo (sách Văn 11 cũ)
A. Soạn bài Chí Phèo - Phần 2 (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Cách vào truyện độc đáo: Miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo.
- Ý nghĩa tiếng chửi đầu truyện: Dự báo về sự xuất hiện của nhân vật không hề tốt đẹp, bị xa lánh
Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Việc gặp gỡ Thị Nở đã làm Chí Phèo “tỉnh” su bao ngày “say”, Chí Phèo thức tỉnh, muốn sống một cuộc sống lương thiện với Thị Nở, muốn quay về làm một người lương thiện
- Những thay đổi diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo:
+ Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
+ Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo “ cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.
Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối:
+ “Ngẩn người”, “ngẩn mặt”: Thái độ biểu thị sự hiểu ra, nhận thức được tình cảnh của mình => đáng thương
+ Thoáng thấy hương cháo hành: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua
+ Hành động: Nắm lấy tay Thị => mong muốn nú kéo hạnh phúc
+ Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”
- Chí Phèo có hành động dữ dội (uống rượu, xạc dao đến nhà Bá Kiến rồi tự sát) bởi mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao
Câu 4 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao trong xây dựng nhân vật:
+ Tính cách điển hình: Chí Phèo mang tính cách điển hình của một người nông dân bị tha hóa (từ hiền lành, lương thiện trở thành quái dị và méo mó)
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình, ngôn ngữ và hành động
- Nghệ thuật phân tích tâm lí: tinh tế bằng ngòi bút hiện thực, đánh dấu được những bước chuyển tâm lí nhân vật
Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả: khách quan, trung lập, có lúc đan xen với lời nhân vật nhằm dễ dàng miêu tả, phân tích tâm lí
- Ngôn ngữ nhân vật đa dạng thông qua đối thoại và độc thoại
Câu 6 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Tư tưởng nhân đạo Nam Cao: tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến và đồng thời trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng chừng học đã biến thành quỷ dữ
Luyện tập (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Câu 1
- Khẳng định tính đúng đắn của quan điểm về tài năng, phẩm chất của người nghệ sĩ
- Lí giải, bàn luận: Văn chương quan trọng cần yếu tố sáng tạo để tác phẩm mang dấu ấn cá nhân
- Chứng minh thông qua văn bản Chí Phèo hoặc một số tác phẩm khác của Nam Cao để tăng tính thuyết phục
Câu 2
- Khẳng định Chí Phèo được coi là kiệt tác văn xuôi Việt Nam bởi nội dung và nghệ thuật đặc sắc
- Phân tích, chứng minh:
+ Vấn đề văn bản khai thác trong một khía cạnh mới: khẳng dịnhđến cùng bản chát tốt đẹp của người nông đân
+ Nghệ thuật văn bản đặc sắc, miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí tinh tế, sâu sắc…
Xem thêm các bài soạn Chí Phèo - Phần 2: Tác phẩm hay, ngắn khác:
Bài giảng: Chí Phèo (Phần 2: Tác phẩm) - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
B. Tác giả
- Tên: Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri
- Quê quán: Hà Nam
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:
+ Sau hơn ba năm bôn ba ở Sài Gòn kiếm sống ông trở về quê nhà dạy học ở trường tư thục nhưng cuộc đời giáo khổ trường tư cũng không yên ổn, quân Nhật vào Đông Dương, trường đóng của ông phải sống chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư
+ Ông tham gia cách mạng từ năm 1943 và tích cực hoạt động, dùng ngòi bút để chiến đấu
+ Năm 1951 trên đường đi công tác ông bị giặc phục kích và sát hại
- Phong cách nghệ thuật:
- Luôn đi sâu khám phá tinh tế nội tâm nhân vật
+ Đặc biệt sắc xảo trong việc diễn tả trạng thái lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc, dở cười ở nhân vật
+ Xây dựng được những đoạn độc thoại nội tâm hết sức chân thực sống động
- Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt xoàng xĩnh hằng ngày nhưng lại đặt ra những vấn đề lớn lao có tầm triết lí sâu sắc
- Giọng văn đa dạng, linh hoạt nhưng nổi lên hai giọng tự sự lạnh lùng và trữ tình sôi nổi thiết tha
- Ngôn ngữ của Nam Cao giản dị sống động như đời sống thực và có chiều sâu cảm xúc
+ Phê phán sự thoát li, khẳng định giá trị văn học nghệ thuật: Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than
+ Văn học chân chính là văn học thấm đượm tư tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi đau, vừa tiếp thêm sức mạnh cho con người trong cuộc đấu tranh vươn tói cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp, làm cho người gần người hơn
+ Đề cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn
+ Nhà văn phải có lương tâm, nhân cách và trách nhiệm với nghề nghiệp của mình
⇒ Đây là những quan niệm đúng đắn toàn diện thể hiện quan niệm sống cùng nhân cách của nhà văn
- Tác phẩm chính:
“Giăng sáng”; “Chí Phèo”; “Đời thừa”; “Lão Hạc”; “Sống mòn”; “Một bữa no”; “Quên điều độ”; “Tư cách mõ”; “Mua danh”
C. Tác phẩm
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Lúc đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”
+ Sau khi in lại trong tập “Luống cày”, tác giả đặt tên là “Chí Phèo”.
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Tóm tắt
Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh. Vào một đêm trăng, Phèo say thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.
- Bố cục:
+ Truyện ngắn Chí Phèo có tên là Cái lò gạch cũ; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi
+ Sau khi in lại trong tập Luống cày tác giả đặt tên là Chí Phèo
- Ngôi kể (đối với văn bản truyện) : Thứ 3
- Ý nghĩa nhan đề
+ Truyện ngắn Chí Phèo có tên là Cái lò gạch cũ; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi
+ Sau khi in lại trong tập Luống cày tác giả đặt tên là Chí Phèo
- Giá trị nội dung:
+ Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy và tình trạng lưu manh hóa.
+ Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả
- Giá trị nghệ thuật:
Tác phẩm thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán chặt chẽ; ngôn ngữ trần thuật đặc sắc
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Soạn bài Bản tin
- Soạn bài Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
- Soạn bài Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
- Soạn bài Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều